Tuesday, February 16, 2016

Carbonhydrat (Glucid)



Glucid là hợp chất hữu cơ gồm những monosaccharid, các dẫn chất và các sản phẩm ngưng tụ của chúng. Glucid có thể được chia làm 3 nhóm: 
 Monosaccharid, Oligosaccharid và Polisaccharid.
 
1 Monosaccharid
Monosaccharid (đường đơn) thường tập trung Ở quả nên các dịch quả thường được dùng làm nước giải khát, bổ dưỡng cơ thể.
2. Oligosaccharid
Oligosaccharid là những glucid khi thủy phân sẽ cho từ 1 - 6 đường đơn loại này thường tổn tại trong thực vật các bộ phận như thân (mía), củ (củ cải đường). Do đó, chúng thường dùng để sản xuất đường kính (saccharose).
3. Polisaccarid
Polisaccarid là các glucid có phân tử lượng rất lớn gồm nhiều monosaccharid liên kết với nhau. Đại diện điển hình cho nhóm này là: Tinh bột, Celulose, gôm... . Tinh bột là sản phẩm của sự quang hợp Ở cây xanh. Trong tế. bào thực vật các hạt lạp không màu là nơi tạo ra tinh bột, các : glucid hòa tan kéo đến hạt lạp không màu để dự trữ dưới dạng tinh bột. Tinh bột thường tập trung Ở các bộ phận như củ, rễ củ, quả, thận cây với những hàm lượng khác nhau. Trong quá trình sinh trưởng của cây, dưới tác động của enzym trong cây, tinh bột sẽ biến thành đường đơn ở dạng hòa tan được và chuyển đến các bộ phận khác nhau của cây. Tinh bột  là một loại nguyên liệu rất quan trọng trong ngành được để sản xuất ethanol và làm tá dược trong sản xuất thuốc viên.

Sunday, February 14, 2016

Alcaloid




Alcaloid là những hợp chất hữu cơ có chứa N, đa số có nhân dị vòng, có phản ứng kiềm, thường gặp trong thực vật, đôi khi trong động vật thường có dược lực tính rất mạnh và cho những phản ứng hóa học với một số thuốc thử chung của alcaloid.
Một số chất, N không thuộc dị vòng mà Ở mạch nhánh như ephedrin trong cây Ma hoàng .(Ephedra sinica Stapf.), capsaicin trong quả cây ớt (Capsicum annuum L.), hordenin trong mầm cây Mạch nha (Hordenum sativum Jess.), colchicin trong hạt cây Tỏi độc (Colchicum autumnale L.), có chất phản ứng kiềm nhẹ như ricinin trong hạt Thầu dầu, theobromin trong cacao và có chất phản ứng acid yếu như arecaidin trong hạt cau cũng được xếp vào alcaloid. 

Alcaloid có phổ biến trong thực vật, nó thường ở trong dịch tế bào dưới dạng muối với acid hữu cơ, lúc đầu mới hình thành alcaloid nằm trong các bộ phận đang phát triển của cây (mầm, chồi ngọn) sau chuyển ra các bộ phận khác của cây. Người ta đã. biết khoảng trên 6.500 alcaloid từ hơn 5.000 loài, chủ yếu là thực vật.bậc cao, thuộc lớp cây hai lá mầm, thường gặp ở một số họ. như họ Thuốc phiện (Papaveraceae), họ Mao lương (Ranumculaceae.), . họ Cà phê  (Rubiaceae), họ Mã tiền (logamaceae), họ Trúc đào' (Apocynaceae), họ Cà (Solanaceae); Ở cây một lá mầm tìm thấy nhiều alcaloid thuộc họ Hành tỏi (Lihaceae); còn thực vật bậc thấp mới tìm thấy Ở một vài loài nấm như nấm Cựa khỏa mạch (Claviceps purpurea Tul.); nấm Amanita phaloides. Ngoài ra một số ít động vật cũng có alcaloid như samandrin, samandaridin lấy từ con Salamand maculosa hoặc Salamandra altra, bufothionin lấy từ Bufo formosla.
Alcaloid có trong các bộ phận khác nhau của cây như ở hạt (cây Mã tiền, Cà phê), Ở quả (cây ớt, Thuốc phiện), ở hoa (cây Cà độc dược), Ở lá (cây Beliadon, Co ca), Ở thân (cây Ma hoàng), vỏ thân (cây Canhkina, Mộc hoa trắng), Ở rễ (cây Lựu, Ba gạc), Ở củ (cây Ô dầu, Bình vôi).
Tỷ lệ alcaloid trong cây thường rất thấp vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhưng cũng có một số ít cây chứa tỷ lệ alcaloid cao như trong cây Canhkina 7 - 10%, nhựa quả cây Thuốc phiện 20 - 30%. Đa số alcaloid ở thể rắn (alcaloid có oxy) như morphin, codein,strychnin, quinin; một số ít ở thể lỏng (alcaloid không có oxy) như nicotin, spartein, những alcaloid này thường bay hơi được, bền vững ở nhiệt độ sôi .
Tác dụng của alcaloid rất khác nhau, có chất kích thích hệ thần kinh trung ương như strychnin, cafein; có chất ức chế thần kinh trung ương như morphin, reserpin; kích thích thần kinh giao cảm như ephedrin, hordenin; làm liệt giao cảm như ergotamin, yohimbin; kích thích phó giao cảm như pilocarpin, eserin; làm liệt phó giao cảm như atropin, hyoscyamin; phóng bế hạch giao cảm như nicotin, spartein; làm tăng huyết áp như ephedrin, hydrastin; làm hạ huyết áp như reserpin, yohimbin; gây tê tại chỗ như cocain; tác dụng trên tim như quinidin, afagarin; diệt ký sinh trùng như quinin trị sốt rét; emetin, conexin chữa lỵ amib, isopellerin trị sán.

Acid hữu cơ trong dược liệu





Acid hữu cơ là những hợp chất hữu cơ chứa nhóm chức carboxyl

(-COOH) và có công thức chung là:            O
                                                         R -C
 Trong đó: R là gốc hydrocarbon.                OH

Các dược liệu có hàm lượng acid hữu cơ cao thì thấy vị chua rõ rệt, nó thường tập trung Ở quả như: quả Chanh, quả Cam, quả Mơ, quả me; Ở lá như: lá Sáu, lá Đào, lá Me... Các acid trong dược liệu thường tồn tại dưới dạng tự do, muối kim loại, muối hữu cơ hoặc ester. Các acid hữu cơ thường gặp là acid citric có nhiều trong quả cây Chua me
(oxalls sp.), acid cinamic có nhiều trong cây Quế (Cinnamomum sp.), acid benzoic có nhiều trong Cánh kiến trắng (Styrax benzoin Dryand.), acid aconitic có nhiều trong cây Ô đầu (Aconitum fortunei Hemls.), acid meconic có nhiều trong quả cây thuốc phiện (Papaver somniferum L.), acid malic trong quả cây Táo mèo (Pyrus indica Wall), acid mandelic trong hạnh nhân đắng (Amygdalus commums), acid quinic trong cây Canhkina (Cinchom sucspbra Pavon.)...
Khi quả chín thì tỷ lệ đường tăng lên và có mùi thơm là do các ester như  isoamyl acetat (quả chuối), ethyl butyrat (quả dứa), amyl isovalerianat (quả táo tây).
Các acid hữu cơ trong cây có tầm quan trọng về sinh lý đối với cây trồng, nó là thành phần của dịch tế bào, tham gia vào quá trình chuyển hóa, tăng khả năng chịu hạn của cây. Về mặt dược học, các acid hữu cơ có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng, sát trùng nhẹ.

Saturday, February 13, 2016

Nhóm các chất vô cơ trong dược liệu




Các hợp chất vô cơ của hầu hết các nguyên tố hóa học thường có trong các dược liệu. Chúng thường tồn tại dưới dạng muối hòa tan hay không hòa tan. Các hợp chất vô cơ có tác dụng điều hòa sự thăng bằng muối khoáng trong cây đồng thời là nguồn cung chíp các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể người khi sử dụng dưới hình thức thuốc hay thực phẩm. 

Các loại hợp chất vô cơ thường gặp trong dược liệu gồm:
- Các muối: clorid, sulfat, carbonat, phosphat... cứa.các nguyên tố kim loại hay á kim.
- Các acid vô cơ như acid silicic tồn tại 'trong nhiều loài cây, nó làm tăng cường các mô liên kết nên tăng sức đề kháng cho cây, acid phosphoric có trong các vị thuốc nguồn gốc từ động vật. Các nguyên tố như: phosphor, ni tơ, sắt, ma giê, Se len, iod... cũng tồn tại và tham gia quá trình sinh trưởng của một số cây.

Thursday, February 11, 2016

Bảo quản dược liệu




Dược liệu là một loại hàng hóa có thành phần và đặc điểm rất phức tạp và rất dễ bị hư hỏng bởi nhiều yếu tố trong quá trình bảo quản. Vì vậy, việc bảo quản dược liệu cần chú ý tới các yếu tố ảnh hưởng xấu đến chất lượng dược liệu. Qua các kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế, khi bảo quản dược liệu cần quan tâm đến các yếu tố chính sau đây:

1. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí là tác  nhân chính có ảnh hưởng xàu đến chất lượng dược liệu. Độ ẩm quá cao hay quá tháp đều có ảnh hưởng trực tiếp làm giảm hoặc hư hỏng dược liệu (đặc biệt là độ ẩm quá cao). Độ ẩm cao sẽ là điều kiện thuận lợi cho sâu mọt, nấm mốc phát triển làm phân hủy dược liệu, làm thay đổi thành phần hoạt chất và làm thay đổi  màu sắc dược liệu... Vì vậy chất lượng dược liệu sẽ bị giảm dần theo thời gian bảo quản. Độ ẩm thích hợp cho bảo quản từng loại dược liệu đòi hỏi rất khác nhau. Nhưng qua nghiên cứu và thực tế cho thay, độ ẩm chung phù hợp với yêu cầu bảo quản dược liệu thường từ 60 - 65%. Để khắc phục độ ẩm cao, cần phải xây dựng nhà kho đúng quy cách và có đủ các thiết bị cần thiết  để chủ động hạ tháp độ ẩm khi cần. Dược liệu trước khi nhập kho phải đạt tiêu chuẩn và có độ thủy phân an toàn cho từng loại (hạt là 8 – l0%; hoa, lá, vỏ cây là 10 – 12%; rễ và
dược liệu Có đường là 12 - 15%...). Cần có kế hoạch đảo kho theo định kỳ, phơi sấy, thông gió khi cần thiết. Bao bì đóng gói phải đảm bảo, các dược liệu quý (nhân sâm) cần bọc giấy chống ẩm, bảo quản trong thùng kín, có chất hút ấm (vôi sống, silicagel...) để chống âm mốc.

2. Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp để bảo quản dược liệu là 25o C. Nhiệt độ cao sẽ làm cho tinh dầu trong dược liệu bay hơi; chất béo dễ bị biến chất; dược liệu có đường bị lên men. Nhiệt độ cao kết hợp với độ ẩm lớn, nhiều hoạt chất trong dược liệu sẽ bị thủy phân; nấm mốc, sâu bọ cũng sinh sản và phát triển nhanh hơn. Tạt cả những hiện tượng trên đều dẫn đến kết quả là chất lượng dược liệu sẽ bị giảm sút. Để hạn chế tác hại của nhiệt độ cao, kho chứa dược liệu phải đúng quy cách, thông thoáng. Nếu có điều kiện thì trang bị các thiết bị điều hòa nhiệt độ cho kho. Cần phải có kế hoạch đảo kho và thông gió khi cần thiết.

3. Nấm mốc .
Nấm mốc rất dễ xâm nhập và phát sinh, phát triển trên dược liệu khi có điều kiện thuận lợi như nóng, ẩm. Dược liệu bị nấm mốc sẽ sinh ra acid hữu cơ cùng với độc tố của nấm mốc thải ra sẽ làm giảm chất lượng dược liệu một cách trầm trọng, thậm chí còn gây hư hại hang loạt Vì vậy, cần thường xuyên quan tâm để phát hiện phòng ngừa nấm mốc. Nếu dược liệu mới chớm mốc phải tách riêng, xử lý ngay và có kế hoạch sử dụng sớm.

4. Côn trùng
Tất cả các loài côn trùng có thể lẫn vào dược liệu ngay từ khi thu hái. Từ đó chúng phát sinh, phát triển và ăn hại dược liệu. Vì vậy, phải tiến hành phòng trừ ngay trước khi nhập kho. Trong quá trình bảo quản, cần kiểm tra thường xuyên, nếu phát hiện có sâu, mọt phải xử lý ngay bằng phương pháp thí.ch hợp như: phơi, sấy, xông sinh, xông cloropicrin.. cần có kế hoạch phân loại và bảo quản lài dược liệu theo định kỳ. Đặc biệt, phải tiến hành phòng, diệt mối đối với kho bảo quản dược liệu. Phòng mối bằng cách kê cao, xếp dược liệu xa tường và trần nhà; nếu phát hiện có mối phải tiêu diệt ngay bằng thuốc chống mối hay bằng các phương pháp thích hợp hiệu quả.

5. Bao bì đóng gói
Dược liệu có đặc điểm là cồng kềnh, số lượng lớn nên rất khó khăn cho công tác đóng gói. Vì vậy, phải lựa chọn đồ đóng gói dược liệu thích hợp với từng loại. Đồ bao gói phải đảm bảocác yêu cầu kỹ thuật của ngành Dược. Bao bì không sạch hoặc ẩm sẽ .là điều kiện cho nấm mốc, sâu mọt phát triển; nếu đóng gói sơ sài thì trong quá trình vận chuyển, đảo kho thì dược liệu trong bao gói dễ bị vụn nát, giảm
phẩm chất, hư hao... Vì vậy, nên chọn đồ bao gói phù hợp với từng loại dược liệu và tiến hành đóng gói đúng quy cách:

6. Thời gian bảo quản
Ngoài các yếu tố ảnh hưởng như đã nêu trên, chất lượng dược liệu còn phụ thuộc vào thời gian bảo quản. Cũng như các loại hàng hóa khác, dược liệu cũng có tuổi thọ nhất định. Mặc dù được bảo quản  rất tốt nhưng nếu thời gian bảo quản quá lâu thì dược liệu cũng vẫn bị giảm chất lượng. Vì vậy nên có kế hoạch mua, bán .và sử dụng dược liệu hợp lý, tránh để dược liệu quá hạn gây lãng phí và thiệt hại về mặt kinh tế. .


Contributors

Powered by Blogger.

 

© 2015 Dược Liệu Việt Nam. All rights resevered. Designed by Templateism

Back To Top