Có khá nhiều loại rau
'thơm' được người Việt gọi dưới tên Ngò. Ngoại trừ những tên chung được nhiều người chấp
nhận như Ngò tây, Ngò ta, những tên khác thay đối tùy từng địa phương
: Ngò gai còn được gọi là Mùi gai,
mùi tầu.. Ngò om có nơi chỉ gọi
là Rau om..
Cùng với nhiều loại
rau 'thơm' như Rau răm,
Húng quế, Húng chanh, Mơ tam thể..Ngò
gai cũng theo chân nguời Việt tỵ nạn đến Hoa K ỳ và góp phần
vào những nét đặc thù của nghệ thuật ăn
uống đa dạng trên đất Mỹ..Nhất là trong những
tô Phở, tô canh chua..
Ngò gai, Eryngium foetidum, thuộc họ thực vật
Apiaceae, được gọi tại miền Bắc Việt Nam dưới tên Mùi tàu, mùi gai..Tại Trung Hoa, rau có tên
Thích Nguyên tuy (Ci-yan sui), Dương
Nguyên tuy (Yang yan sui) và Sơn
Nguyên tuy (Shan yan sui). Tại Thái Lan ,rau tên là pak chee farang (cây ngò
ngoại quốc) . Tại Hoa Kỳ, rau có khá nhiều tên, từ tên gốc tại Trung Mỹ như Culantro ( đừng nhầm với cilantro), Stinkweed đến tên tượng
hình nhất là Saw leaf herb . Tên tại
Pháp :Chardon etoile (star thistle) hay Chardon étoile..fetide , tại Đức :
Stinkdistel..Tại Mexico, rau có những
tên Culantro de burro, Culantro de coyote.
Ngò gai thuộc loại cây
thân thảo mọc thẳng đứng,
lưỡng niên. Rể hình thoi; thân có khía, cao 20-40 cm, toàn cây
có mùi khá hăng. Lá mọc tại gốc, hình mũi mác thuôn dài, nhẵn, lớn cỡ
10- 20 cm x 2-3.5 cm. Lá không có cuống, mép khía với nhiều
răng cưa có gai. Lá trên thân, càng lên càng nhỏ dần,
có nhiều răng cưa
hơn và gai sắc hơn.
Hoa mọc thành cụm rẽ làm ba, rồi chia thành xim. Hoa không cuống, cánh hoa màu trắng-xanh. Quả nhỏ cỡ 2 mm, dẹt.
Ngò gai có nguồn gốc
từ Trung Mỹ : Gia đình Eryngium có khoảng 50 loài, gồm đến 187 giống trong đó Ngò gai có mùi..có thể gây khó chịu với một
số người, nên thường bị xếp vào loại cây dại. Cây chịu được
khí hậu lạnh, có thể trồng bằng gieo hạt, thời gian nẩy mầm có thể kéo dài, cây thích hợp
với đất ẩm, thoáng không bị úng..
Thành
phần hóa học :
1- Thành phần dinh dưỡng :
100 gram lá ngò gai chứa :
Calories
|
31
|
Chất đạm
|
1.24 g
|
Chất béo
|
0.20 g
|
Calcium
|
49 mg
|
Magnesium
|
17 mg
|
Phosphorus
|
50 mg
|
Potassium
|
414 mg
|
Vitamins (B1)
|
0.010 mg
|
Vitamins B2
|
0.032 mg
|
Vitamins B6
|
0.047 mg
|
Vitamins C
|
120 mg
|
2- Hoạt
chất :
Hoạt chất chính trong Ngò gai
là những tinh dầu dễ bay hời (0.02-0.04%) trong đó
có các Pvranocoumadins. các monoterpenes glycosides loại
cyclohexanol, các aldehyd như 2,4,5- rimethylbenzaldehyde,
decanal, furfural.. Ngoài ra còn có alpha-pinene, p-cymene; các acid hữu cơ như benzoic acid, capric acid.. ; các
flavonoids.
Nhóm hoạt chất thứ nhì mới được nghiên cứutrong phần trích bằng
hexane là nhóm terpenic chứa alpha-cholesterol, brassicasterol, campe sterol,
stigmasterol (phần chính, chiếm đến 95%), clerosterol, beta-sito sterol, delta
5-aveasterol..
Trong Rễ. có các Saponins loại triterpene, các
esters của caffeic acid...
Dược tính và Công dụng :
- Ngò gai được dân quê
miền Đông Nam Hoa Kỳ trồng
gần cửa ra vào vì cho rằng mùi hăng của cây đuối được rắn.
- Người Việt, Trung Mỹ dùng
làm gia vị, tăng hương vị cho càc
món ăn như Phở, Canh chua , Sofrito
(Mễ). Khác với ngò tây và ngò ta, thường
mất mùi khi khô, ngò gai khô vẫn giữ được mùi hăng.
Đông Y cổ truyền :
Theo Đông Y, Ngò gai có vị cay, hơi đắng; tính ấm,
tác dụng vào các kinh mạch thuộc thuộc Phế với các tính cách 'Sơ Phong, thanh
Nhiệt', Kiện tỳ, Hành Khí, Tiêu thũng.
- Để trị cảm mạo, đau ngực, ho và trẻ em lên sởi
: Dùng 10-15 gram lá ngò gai, sắc trong nước ấm và uống.
- Để trị
ăn không tiêu, ăn mất
ngon : Uống 15 gram nước sắc
lá ngò gai, hoặc ăn lá tươi
trộn với dầu
mè. Có thể dùng với Cam thảo
nam để giúp dễ tiêu.
- Trị sưng đau
té ngã : xay 15 gram lá, lấy nước cốt,
trộn với rượu
trắng và uống.
Đắp phần bã trên vết thương.- Phụ nữ
dùng phối hợp với Bồ kết để tạo mùi thơm
khi gội đầu. Những nghiên cứu mới về Ngò gai :
- Rễ ngò gai có
khả năng trị các chứng sưng
bàng quang, sạn thận và sưng
đường tiểu. Cách dùng : Rễ phơi khô, tán thành bột, làm thành trà dược; dùng 1 thìa cà phê bột rể,
trong 30-40 ml nước, đun sôi, uống mỗi ngày 2-3 lần. Tác dụng
này được xem là do những ester của caffeic acid như chlorogenic
acid trong rê.
- Tác dụng chống
sưng viêm cấp tính và kinh niên : Nghiên cứu tại Khoa Dược Đại học Universidad de Sevilla (Tây Ban Nha) ghi nhận khả năng chống
sưng của phần
trích bằng hexane từ lá ngò gai trên chuột : tai bị gây sưng phù bằng 12-0-tetradecanoylphorbol acetate (TPA). Tác dụng chống
sưng mạnh hơn
stigmasterol và tương đối hiệu
nghiệm trên các chứng sưng
đỏ tại chô (Phytotherapy Research
So 13-1999)
Tái
liệu sử dụng :
- Duke's Phytochemical and Ethnobotanical
Databases.
- Exotic Herbs (Carol Seville)
- Vegetable as medicine (Chang Cao-liang & Li
Bao-zhen)
- Cây thuốc quanh ta
(Lê Quý Ngưu & Trần Hữu Đức)
- Medicinal Plants of East and SE Asia (MIT Press)
0 comments:
Post a Comment