Monday, July 23, 2018

Hoa Hòe - Vị Thuốc Cầm máu

8:40 PM


Trong bài Thảo mộc trong cổ văn Vit Nam', (Nguyt San Vit Nam Canada) nhà van Vỏ Kỳ Điền đã viết vmt sô' cây cỏ, trong đó Ông đã chú ý đến mt cây hoa, được nhc nhkhá nhiu trong Truyn Kiu ca Nguyn Du: đó là Cây Hòe.


Tiếng sen sẻ động giấc hòe
          Bóng trang
đã xế hoa lê lại gần
hay
Thừa gia chẳng nết nàng Vân
          Một cây cù mộc, một sân quê' hòe
và .
Sân hòe đôi chút thơ ngây
         Trân cam ai kẻ đỡ thay việc mình
Trong Lục Vân Tiên, cụ Nguyễn đình Chiểu cũng viết:
  Buồn trông dặm liễu, đường hòe


Tông Sophora (Hòe) thuộc họ thực vật Papillionaceae (Fabaceae) gồm khoảng 50 loài có thể là tiểu mộc hay bụi, phân bố khá rộng rãi tại các vùng khí hậu ôn đới Bắc bán cầu, tuy nhiên cũng có những loài riêng mọc tại Úc và Tân Tây Lan. Đa số Sophora là những cây mọc thoáng, phân cành nhiều, lá kép hình lông chim, mọc cách và có hoa mọc thành cụm dạng hoa đậu, nở vào mùa xuân hay hè..
Tên Sophora phát xuất từ tên gọi của cây theo tiếng Ả Rập sufayra là tên gọi chung cho các cây thuộc gia đình đậu.
Những cây đáng chú ý trong tông Sophora :
■ Sophora chrysophylla : loài đặc trưng của Hawaii, mọc thành bụi rậm cao đến 3 m. Hoa màu vàng tươi.
Sophora flavescens (Xem phần dưới)
Sophora japonica : (Xem phần dưới)
■ Sophora microphylla : gốc từ Tân Tây Lan, thuộc loại tiểu mộc, lá xanh quanh năm, mọc cao đến 5m. Lá giống như loại ráng, hoa vàng xạm mọc thành chúm dầy đặc.
Sophora secundiflora = Mescal bean, Coral bean, Texas Mountain Laurel ,loài đặc trưng của Bắc Mỹ, mọc cao đến 8m, hoa màu xanh-tím, hạt màu đỏ, được thổ dân dùng trong các nghi thức tôn giáo do đặc tính gây ảo giác của hạt (chứa cytisine có hoạt tính như nicotine trong thu c lá)

Sophora tetraptera : hay Kowhai = New Zealand laburnum. Hoa được dùng làm hoa biểu tượng (emblem) cùa Nước New Zealand. Mọc cao đến 12m, hoa màu vàng tưoi , rất đẹp.
  Sophora tonkinensis : loài đặc trưng của Bắc Việt nam (Xem phần dưới).
   Sophora tomentosa hay Silverbrush : Hòe lông , cũng gặp tại Việt nam. Hoa màu vàng xám
 Các cây hoè dùng làm thuốc :

Trong nhóm Sophora có 3 cây được dùng làm thuốc trong Dược học cổ truyền Trung Hoa, Nhật, Việt Nam, và được dùng để trị những bệnh khác nhau tùy từng cây.
1. Hoè (Sophora japonica) :


Các tên khác : Japanese pagoda tree, Chínese scholar tree, Arbre des pagodes (Pháp).
Cây được trồng từ lâu đời tại Nhật, Trung Hoa và các quốc gia Đông Nam Á, được xem là có nguồn gốc tại Trung Hoa, Triều Tiên. Tại Việt Nam cây thường gặp tại miền Bắc, và miền Trung, hiện được trồng thêm tại Cao Nguyên Trung phần.
Cây thuộc loại trung bình, cao 5-6 m ( có thể đến 20 m) Thân nhẵn màu xanh lục nhạt có những đốm trắng khi già trờ thành xám. Lá kép hình lông chim lẻ, mọc so le, gồm 9 đến 17 lá chét (hay lá phụ) mọc đối. Cuống chung mảnh, mặt trên có rãnh. Lá chét hình bầu dục thuôn, dài 30-40 mm rộng 10-15 mm; mặt trên xanh lục xạm, mặt dưới xám nhạt, nhám và có lông. Hoa nhỏ có cánh cờ lớn lật ra phía sau , màu trắng hay vàng-xanh nhạt, có mùi thom, mọc thành chùm ở đầu cành.Màu hoa phai dần sau khi nở và rụng sau vài ngày.

Quả đậu dài 5-8 cm, thắt eo ở giữa các hạt thành một chuỗi , khi khô màu nâu đen, nhăn nheo, chứa từ 4-6 hạt hình bầu dục, hơi dẹt, đen bóng. Cây trổ hoa vào các tháng 5-8, ra quả vào tháng 9-10
Gỗ, vỏ thân và quả cung cấp một loại phẩm màu vàng (dùng nhuộm tơ tại Trung Hoa)
Có nhng 'chng trng'=cultivars đặc bit như :
Pendular = Weeping pagoda tree (Hòe rũ) có cành rũ xung, thường thuộc loại cây ghép, rất ít khi trổ hoa. Mọc cao chừng 3m
Tortuosa có cành cong queo
Violacea , hoa màu tím lilac.
Columnaris, tán hẹp mọc thành hình tháp.
Cây tuy có thể mọc tại Âu châu, trổ hoa vào cuối hè nhưng không cho quả. Tại những vùng có mùa hè thiếu nóng, ẩm, cây khó trổ hoa.

2.Hòe Bắc Viêt Nam (Sophora tonkinensis= S. subprostrata)
 
         Các tên khác : Quảng đậu, Sơn đậu, Pigeon pea

Đây là loài Hòe đặc trưng ca Bc Việt nam, chỉ gặp tại những vùng Nam Trung Hoa, và Bắc Việt cho đến Đà Nang.
Cây mọc thành bụi, cao 1-2 m thân hình trụ, có lông mềm. Lá kép mọc so le, có 11 đến 15 lá chét mọc đói. Lá chét dầy, thuôn hay hình bầu dục dài 3-4 cm, rng 1-2 cm, mt trên nhn và óng ánh, mt dưới có lông. Cụm hoa mọc thành chùm ở nách lá. Đài hoa hình chuông, bên ngoài có lông. Tràng hoa mầu vàng. Quả dài-4 cm, có lông, tự mở, có chứa hạt hình trứng, đen bóng.





3. Dã hòe hay Kho sâm (Sophora flavescens =Yellow Pagoda tree)

Tên khác : Khcốt
Có nguồn gốc tại Nhật, Trung Hoa, Siberia và Korea. Cây mọc thành bụi cao đến 1.5m. Rễ hình trụ dài, vỏ ngoài màu vàng-trắng. Lá kép hình lông chim dài 25 cm mang t15-40 lá ph, hp thuôn hình mũi mác 2-5 cm. Hoa màu vàng-xanh nhạt, đôi khi tím, mọc thành chùm ở nách lá. Quả đậu dài khong 8-12 cm, đường kính 5-8mm, có mthuôn, cha 3-7 hạt hình cu, màu đen. 



Thành phần hóa học :
Hạt Hòe (Sophora japonica) cha các hp cht :
Các Alkaloids loại Quinolizidin (0-0.04%) như Cytisine, N-methyl cytisine, Matrine, Sophocarpine..
Các Flavonoids (1.75%) như Rutin (có thể đến 0.5%),
Sophorine
Các Polysaccharides như galactomannans : Thành phn của các galactomannan thay đổi tùy theo phương pháp chiết xut, dùng nước lnh hay nước nóng; skhác bit do tlgia mannose và galactose (PubMed-PMID :15553793)
■ Dầu béo (6.9-12.1%)
■ Proteins (17.2-23 %).
Các khoáng cht : 100 gram hạt cha 265mg Calcium, 272mg Phosphorus, 1,066 mg Potassium
Hoa Hòe cha nhiu rutin (có thể đến 34%, nht là trong nhoa chưa nở), ngoài ra còn có các saponins khi thủy phân cho betulin, sophoradiol, sophorin A, B và C.
Vỏ qu có flavonoids (10%) gm ccác cht chuyn hóa như genistein, sophoricoside (hay genistein-4'-glucoside), sophorabioside (phần biose gồm glucose và rhamnose), kaempferol, rutin..; Sophorose
Rễ cây có : (D,L)-Maackian, Amhydropisatin, Pterocarpane, Sophoja ponicin, Flavonoids..
Trong Re của Sophora tonkinensis (Sơn đậu) có các alkaloids (0.93%) loại quinolizidine như : cytisine, sophocarpine, matrine, lehmannine, sophoranol, oxymatrine và oxysophocarpine; ngoài ra còn có anagyrine, sophoranochromene, sophoradin, genistein maackian.. các saponins loại triterpenoid như sophor-neoanochromone..
Trong Re của Sophora flavescens có :
Các flavonoids thuc nhóm prenylflavonoids và lavandulylflavonoids như 9-prenylkempferol, kushenol X, norkurarinone, leachianone A, kushenol C, maackiain..(Planta Medica Số 71-2005)
■ Các alkaloids loại matrine như matrine, sophoridine, sophocarpine, lehmannine, sophoramine, oxymatrine, oxysophocarpine, cytosine và aloperine
Các nghiên cứu khoa học về Hòe :
Hoạt tính câm máu :
Hoa Hòe đã được sử dụng lâu đời trong Dược học cổ truyền Trung Hoa, Ấn độ, Việt Nam để làm thuốc cầm máu.
Nghiên cu tại Vin Dược liu Trung Hoa Bc Kinh) tìm hiu vhoạt tính cm máu ca Hòe (S. japonica) dưới các dạng chế biến khác nhau như dạng hoa tưoi, hoa sao, và thiêu thành than, các dạng chiết và tinh chế bao gm rutin, quercetin và tannins. Kết qughi nhận : khi cho thú vật thnghim uống trong 5 ngày liên tục , Thờì gian chay máu (bleeding time=BT), Thời gian đông máu (coa gulation time=CG), Độ thẩm thấu vi mạch (Capillary permeability=CP) đều gim hạ ni chut thnghim. ThOì gian prothrombin (PT) cũng gim. Cà 3 dạng chế biến đều làm tăng lượng fibrinogen. Ngoài ra các dạng chiết đều giúp tăng số đếm tiu cu . Dạng sao đến vàng được xem là có hoạt tính mạnh nht (PubMed, PMiD: 15609601)
Hoạt tính chông ung thư của Sophora tonkinensis :
Liu 60 gram/kg Re S. tonkinensis có hoạt tính khá rõ trung thư ctử cung nối chuột thnghim, có tác dụng ức chế chống Sarcoma 180. Hoạt tính hóa cht trliu ca oxymatrine mạnh gp 7.8 ln so với Mitomycin C. Khi thdùng để trcác trường hp ung thư máu loại Acute lympho cytic hay granulocytic, dược liu cho thy có hoạt tính ức chế dehydrogenase và shô hp ca tế bào.(Chinese Herbal Medicine Materia Medica-Dan Bensky & A. Bensky).
Tác dụng kháng sinh của S.tonkinensis :
S. tonkinensis có hoạt tính kháng sinh mạnh chống lại vi trùng lao (Mycobacterium tuberculosis), Staphylococcus (đặc biệt là Staphylococ cus aureus đã kháng methicillin, chống lại các nấm gây bệnh như Epidermophyton và Candida albicans.(Journal of Ethnopharmacology So 50-1996)
Hoạt tính chông Siêu vi trùng của Sophoridine :
Sophoridine, ly trích tDã hòe (Khsâm)-Sophora flavescens có hoạt tính chống siêu vi trùng Coxsackievirus B3 (CVB3), là tác nhân chính gây sưng cố tim (myocarditis) cp tính và kinh niên, hoạt tính này do tác động trên tiến trình chuyn biến cytokine nơi tế bào cơ tim (Life Sciences Sô' 22 (Nov)-2005)
Tác dụng chông loạn nhịp tim của Sophora flavescens :
Khsâm được dùng tại các Bệnh viện Trung Hoa làm thuc trị loạn nhịp tim. Thuc có tác động làm chậm nhịp tim, gia thời gian chuyn dẫn nơi tim và gây giảm phản ứng kích ứng cơ tim. Các hoạt tính này không bị ảnh hưởng bi các tác nhân atropin nor-beta-adrenergic.
Khi chích cho mèo, qua tĩnh mạch, dung dch 100% S. flavescens liu 1 ml/mg cho thy có sgim nhp tim đồng thi vi sgia tăng lưu lượng máu qua động mạch vành. Các nghiên cu ghi nhn d-matrine có tác dụng chng loạn nhp tim nơi thú vt do hoạt động c chế trc tiếp bp tht tim; hoạt tính chng loạn nhp có tác động trên các loại loạn nhp gây ra bi aconitine, chlorure barium, hay do ct tht động mạch vành..(The Pharmacology of Chinese Herbs- Kee Chang Huang)
Hoạt tính bảo vệ Gan của Oxymatrine, trích từ Sophora flavescens
Oxymatrine, ly trích tS. flavescens có tác dụng bo vtế bào gan chng lại nhng hư hại gây ra do các gc tdo và các cytokines tạo phn ng sưng viêm.. Càc hư hại này do hin tượng apoptosis làm cho các tế bào thy, có thể đưa đến sưng gan mãn tính. Khi chích cho chut thnghim (có đối chng) Oxymatrine 30 phút trước khi gây cho chut blàm nghn gan, kết qughi nhận stế bào bhư hại gim thiu, ALT va AST cũng gim hạ đáng k( ALT 61% ; AST 73%). Oxymatrine ngăn chặn tiến trình apoptosis bằng cách tác động vào Fas và các ligand Fas (World Journal of Surgery So 29 (Nov) 2005)
Tác dụng chông Siêu vi gây Sưng gan của Oxymatrine :
Oxymatrine đã được nghiên cu vhoạt tính chng Siêu vi trùng gây ng gan loại C tại các bnh vin Trung Hoa t1999. Khi chích cho các bnh nhân bsưng gan do Siêu vi B, liu 600mg/ ngày : slượng siêu vi trùng gim hạ và tình trạng sơ gan cũng được ci thin. Oxymatrine được ghi nhn là có tác dng chng stái lp (replication) ca siêu vi HCV khi thtrong phòng thí nghim trên môi trường cy tế bào (Chinese Journal of Liver Diseases So 9-2001).
Thnghim ti Trung Tâm Trliu bnh Gan ca BV Amoy (2002) trên 30 bnh nhân Sưng gan di Siêu vi B, cho chích 400 mg/ ngày trong 3 tháng ghi nhn lượng vi trùng gim rt rõ và gan được tái to . Thnghim, có đối chng, mù đôi, năm 2004 trên 216 bnh nhân ng gan do siêu vi loi B dùng oxymatrine, chích hay ung, trong 24 tun cho thy kết qurt tt (World Journal of Gastroenterology So 10-2004). Thnghim kế tiếp rng rãi hơn, trên 144 bnh nhân ng gan do siêu vi B hay C, chia thành 2 nhóm, đối chng bng placebo, cho ung 900 mg oxymatrine/ ngày trong 52 tun đưa đến kết quả là lượng siêu vi trùng B hay C đều mt hắn (negative) khi thnghim và lượng ALT cng trvmc bình thường. Sinh thiết tế bào Gan cũng ci thin rrt. Ngoài ra , trong mt nghiên cu khác, so sánh hoạt tính ca oxy matri ne (dùng chích) và IFN-a cho thấy oxymatrine có tác dụng tưong đưong vi interferon trong vic làm gim lượng siêu vi mà không gây nhng phn ng phụ độc hại (Chinese Journal of Digestive Disorders Sô' 5-2004). Mặt khác khi dùng oxymatrine chung vi lamivudine để trsưng gan do siêu vi, kết quả trliu tưong đưong vi vic dùng interferon chung vi lamivudine.
Các hợp chất ức chế Monoamine Oxidase trong Re Sophora flavescens
Dịch chiết từ Re Sophora flavescens bằng methanol có hoạt tính ức chế MAO nôi óc chuột thử nghiệm. Trong dịch chiết này có 2 flavonoids là formononetin, kushenol F và các họp chất oxymatrine, trifolirhizin và beta-sitosterol. Hai chất có tác động IMAO là formononetin ( ức chế MAO-B ở nồng độ IC50= 11.0 microM và ức chế MAO-A , IC50=21.2 microM) Kushenol F cũng ức chế MAO-B ở IC50= 63.1 và MAO-A ở IC50= 103.7 microM.(PubMed : PMID 15789750)
Tác dụng dược học của Rutin :
Nụ hòe là một trong những nguyên liệu chính dùng để ly trích Rutin. Tỷ lệ rutin trong nụ hòe khá cao, có thể đến 34%. Một số hoạt tính sinh học của hòe là do ở rutin.
Rutin còn được gọi dưới khá nhiu tên như Eldrin, Oxerutin, Quercetin-3- rhamnoglucoside, Quercetin-3-rutoside, Rutosise, Sclerutin, Sophorin..
Rutin được xem là mt cht chng oxy-hóa, mt cht thu nht các gc tdo và là một chất phức hóa sắt (Iron chelator). Rutin có tác dụng làm giảm sự dvca vi mạch và giảm độ thm thu ca mạch máu, gia tăng sbn chc ca mạch máu do đó có tác động bảo vngăn nga huyết áp cao, cm máu. Một snghiên cứu khoa học ghi nhận rutin có thể giúp bảo vcô thể chng lại tác dụng gây hại ca asbestos (Free Radical Biology Medicine So 21-1996)., giúp cö thể chng các tác động gây độc hại cho tế bào ca LDL đả bị oxyhóa (British Journal of Pharmacology So 116-1995), bảo vbao tử chng lại tc động ca ethanol (Genetic Pharma cology So 25-1994).
Khi dùng thêm trong chế độ ăn uống, Rutin cho thấy có tác dụng bảo vệ DNA chống lại các hư hại gây ra bởi các hóa chất độc gây ung thư gan.
Rutin còn được dùng chung vi trypsin và bromelain để trị sưng xương khp (osteoarthritis) : Trong mt thnghim, mù đôi, có kim soát bằng placebo, 73 bnh nhân bị sưng và đau đầu gi loại osteoarthitis, được cho dùng Phlogenzym (chúa 100 mg rutin, 48 mg trypsin và 90 mg bromelain) hay diclofenac (Voltaren) 50 mg, mi ngày 3 ln trong tun th1, sau đó ngày 2 ln trong các tun th2 và 3. Kết quả ghi nhận hiêu ưng tương đương nơi cả 2 nhóm(ơinical Drug Investigation Sô' 19-2000)
Khi thủy giải, Rutin cho một genin là Quercetin , một phân tử glucose và một phân tử rhamnose. Quercetin có hoạt tính làm chậm nhịp tim, gây giãn nỡ động mạch vành và tăng thể tích tâm thu.
Quercetin là mt flavonol đã được nghiên cu khá nhiu vhoạt tính chng ung thư. Trong 73 nghiên cu, quercetin cho thy có khnăng c chế sự tăng trưởng ca mt sdòng tế bào ung thư như ung thư bao tử (FEBS Letter So 260-1990), ung thư máu (British Journal of Heamato logy So 79­1991). Liu tác động ca Quercetin được ghi nhn là 1-50 microM.
Hoè trong Dược học cổ truyền phương Đông :
Dược học ctruyn Phương Đông phân bit các vthuc :
1. Hoài hoa mễ ( huai hua mi) (Flos Sophorae Japonica Immaturus)
Được dùng tại Trung Hoa tkhong năm 600 Tây lch.
■ Vị thuốc là nụ hoa cùa Sophora japonica, thu hoạch vào mùa hè trước khi hoa nhoàn toàn. Cây được trng trong các vùng Liêu Ninh, Hồ Bắc, Hồ Nam, Sơn Đông, An Huy. Tại Nhật, vị thuốc được gọi là kaikamai và tại Triều Tiên là koehwami.
Hoài hoa mễ được cho là có vị đắng, tính hàn và tác động vào kinh mạch thuc Can và Đại trường.
■ Hoài hoa mễ có các tác dụng :
'Lương huyết' và 'cm máu', dùng trcác chng liên hệ đến 'Nhit-Thp' tại Đại trường có xut huyết, nht là các chng chay máu do Trĩ, và tiêu ra máu; cũng dùng để trthhuyết (ói ra máu), khái huyết (ho ra máu).
■ Thường được phi hp vi Trc bá dip (ce-bai- ye)=Cacumen Biotae Orientalis để trtiêu, tiu ra máu, xuất huyết tử cung, thổ huyết và chảy máu mũi..
2. 'Lương Can' , dùng trị đau mắt sưng đỏ, chóng mặt xây xẩm do Can nhiệt gây ra.
Dược hc cổ truyền Trung Hoa còn sdụng các dạng chế biến hoa hoè vào các mục tiêu khác nhau :
- Nụ hòe tươi để giúp làm sáng mt;
- Hòe sao, thiêu để cầm máu và sao tẩm mật để bổ Phế.
- (QuHòe hay Hoài giác =Fructus Sophorae Japonicae, được cho là có hoãt tính cầm máu kém hơn nụ hoa, nhưng lại thanh nhiệt tốt hơn nên thường được dùng để trị các cục trĩ sưng. Quả có tính 'giáng Khí' nên tránh dùng khi có thai)
Tại Việt Nam hoa và quả hoè được dùng để làm thuốc cầm máu, trị sốt xuất huyết, huyết áp cao, trĩ sưng đau..
3. Sơn đậu căn (Shan-dou-gen) =Radix Sophorae Tonkinensis
Vị thuốc là Rễ cây Hoè Bắc Việt (Sophora tonkinensis = Sophora subprostrata),
  Sơn đậu căn được chép trong Thái Bảo bản thảo từ năm 973
  Nhật dược : Sanzukon ; Triều tiên : Santugún.
  Sơn đậu căn được cho là có vị đắng, tính hàn, tác động vào kinh mạch thuộc Phế, Đại trường.
  Sơn đậu căn có các tác dụng :
  Thanh nhiệt, Trừ độc do Hỏa bốc lên và trị các chứng sưng và đau họng.
  Thường được phối hợp với quả Ngưu bàng (Niu bang zi)= fructus Arctii Lappae và Rễ Kiết cánh (jie geng)= Radix Platycodi Grandiflori để trị các bệnh về cổ họng.
  Thanh 'Phế' : trị ho do Phế-nhiệt.Trị các chứng hoàng đản do Nhiệt- Thấp
Tại Việt Nam : Hoè Bắc việt được dùng trị sưng cổ họng, sưng chân răng bằng cách sắc uống.


4. Khổ sâm (Ku shèn)= Radix Sophorae Flavescentis.
Vị thuc là Rễ Sophora flavescens, được ghi trong Thn Nông Bn tho.
■ Nht dược : Kujin ; Triu tiên : Kosam.
■ Khsâm được xem là có vị đắng, tính hàn, tác động vào kinh mạch thuc Tâm, Can, Bàng quang, Đại và Tiu trường.
Khổ sâm có đặc tính :
■ Thanh nhìt và khThp thường dùng trcác chng kiết lỵ, huyết trắng của phụ nữ, hoàng đản , sưng đau.
■ TrPhong, Dit trùng, trnga : dùng trong các trường hp lnga ngoài da do nhit-thp; trnga ngáy nơi bphn sinh dục.
■ Thanh nhit và giúp tiu, trcác chng bt n do Nhit-thp nơi Tiu trường, đi tiu đau gt.
■ Liu thường dùng 3-15 gram, có thể đến 30 gram nếu chế biến thành dạng savon hay thuốc thoa ngoài da.
■ Tại Việt Nam : Khổ sâm được dùng đề trkiết lỵ, chay máu trong ruột, đi tiêu ra máu. Nước sc Rdùng ra trnga ngoi da. Bột rtán mn dùng trộn vi gluose và acid boric để trsưng âm đạo do nhim Trichomonas. .
Độc tính và Độ an toàn :
Theo Chế Dược Thư ca Cng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, liu ti đa khi dùng RKhsâm hay RSơn đậu, dùng ung, cho người ln là 9 gram/ ngày. Liu gây độc là 30 gram. Liu cao Khsâm có thgây hư hại thn kinh co git, nht là nơi trem.
Liu LD50 ca Oxymatrine được xác định là 521mg/ kg (theo Zhu Youping trong Chinese Materia Medica: Chemistry, Pharmacology and Applications)
Tài liệu sử dụng :
Natural Medicines Comprehensive Database (Pharmacist's Letter)
Chinese Herbal Medicine Materia Medica (Dan Bensky & Andrew Gamble)
The Pharmacology of Chinese Herbs (Kee Chang Huang)
Medicinal Plants of China (J. Duke & Ed Ayensu)
Oxymatrine, Update on Clinical Effects and Safety (S. Dharmananda)
The A-Z of Garden Plants (Bay Book)
Encyclopedia of Herbs (Deni Bown)




Written by

We are Creative Blogger Theme Wavers which provides user friendly, effective and easy to use themes. Each support has free and providing HD support screen casting.

0 comments:

Post a Comment

 

© 2015 Dược Liệu Việt Nam. All rights resevered. Designed by Templateism

Back To Top