Thursday, July 19, 2018

GAI CHONG (Bạch tật lê)..

7:41 PM


Viagra được xem là mt viên thuc đã đem đến mt cuc 'cách mạng' trong vấn đề sinh hoạt 'tình dục'. Rất nhiu bài viết trên các tạp chí thông thường cũng như tp san chuyên môn đã đề cp đến Viagra..tuy nhiên hiên vn còn câu hi được nhiu người chgiải đáp là ' có dược thảo nào thay thếđược Viagra không ? Trong tạp chí Natural Health sô' tháng 9-10 năm 1998, BS Rob Ivker D.O , khi trả li bạn đọc trên mục Man to Man có đề cập đến 2 dược thảo Yohimbine, và 'Puncture Vine' hay Tribulus terrestris. Yohimbine là cây thuốc quen thuộc với giới Y-dƯỢc, nhưng Tribulus terrestris mới thật sự là cây thuốc đáng chú ý..vì rất dễ tìm tại Việt Nam và quả thật có tác dụng..không kém Viagra !


Tribulus terrestris, gia đình thực vật Zygophyllaceae được gọi tại Việt Nam là Cây Gai chống, cùng những tên khác như Bach tat lê, Gai ma vương,Thích tat lê.... Cây mọc rất phổ biến tại Ấn độ, Trung Hoa, Việt Nam, vài vùng tại Âu châu và Nam Phi nơi những vùng đất hoang dại..Tên gọi tại Ấn độ là Gokhru ( chữ Phạn = Gokshura) Tên Gokhru do ở hình dạng của quả giống như móng bò..
Tại Hoa Kỳ , cây được gọi dưới nhiều tên như Puncture vine, Abrojos, Caltrop, Cat's-Head, Common Dubblejie, Devil's-Thorn, Goathead..
Nature's Viagra (!). Tên Puncture Vine là do ở hạt của cây nhọn đến độ có thể làm ..xì lốp xe đạp.
Tại Việt Nam, Gai chống mọc hoang dại ở những vùng đất khô, đất cát dọc vùng ven biển từ miền Trung (Quảng Bình) xuống miền Nam.
Cây thuộc loại thân thảo, mọc hàng năm hay lưỡng niên, bò sát mặt đất, phân nhiều nhánh, nhánh có thể dài 30-60 cm, trên thân có lông nhung ngắn. Lá kép , lông chim có 5-7 lá chét. Lá thuôn dài 5-10 mm, mặt dưới có phiến phủ lông trắng. Hoa mọc đơn độc, màu vàng nhạt, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, cuống hoa ngắn có lông trắng. Quả đa dạng, thường có hình 5 cạnh , mỗi khoang chứa nhiều hạt. Rễ hình trụ, dài 10-15 cm, màu nâu nhạt, có mùi thơm nhẹ. Cây trổ hoa vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ.
Phần dùng làm dược liệu là quả và rễ.
Thành phần hóa học :
-    Phytosterols và Saponins :
Quả chứa Protodioscin, methylprotodioscin, terrestrosins A-E, desgalactotigonin, F-gitonin, desglucolanatigonin, gitonin và các glycosides loại furostanol cùng với Beta-sitosterol, spirosta-3,5-diene và stigmasterol. Hai saponins có chứa nhóm sulfate mới được cô lập năm 2002 là Prototribestrin và methylprototribestrin
Hoa cũng chứa các sapogenins loại sterod thuộc nhóm diosgenin, hecogenin và ruscogenin.
- Flavonoids : Trong Hoa có Kaempferol , Kaempferol-3-glucoside, Kaempferol-3-rutinoside và Quercetin.
- Lignans : như Tribulusamides A và B.
- Alkaloids : Harman và Harmine.
- Lá Tribulus đôi khi được ăn như rau chứa 7.22 % protein, 1.55 % Cal cium ; 0.08 % Phosphorus ; 9.22 mg Sắt/ 100 g lá và 41.5 mg Vit C.
- Quả cũng chứa một số chất béo (3.5-5%) như stearic, palmitic, myristic, arachidic, behinic..acid
Đặc tính Dược học :
Đa số các nghiên cứu về dược tính của Tribulus terrestris được thực hiện tại Ấn độ, Trung Hoa và Nhật bản..
1- Khả năng chong sạn thận :
Dịch triết bằng ethanol của quả Tribulus cho thấy có tác dụng bảo vệ khá mạnh chống lại sự tạo sạn gây ra bằng cách cấy hạt thủy tinh vào chuột bạch tạng ; tác dụng này tuỳ vào liều sử dụng, và do ở phần hoạt chất tan trong methanol (Indian Journal of Experimental Biology SỐ 32/1994). Tác dụng ly giải sạn (litholytic) cũng được nghiên cứu nơi chuột bị tạo ra tình trạng dư oxalat trong nước tiểu (hyperoxalurea) bằng hydroxy pyroline và sodium glycolate : khi cho chuột uống dịch trích bằng nước Tribulus, sự bài tiết oxalate theo nước tiểu trở về mức bình thường sau 21 ngày và giữ nguyên được mức độ này trong 15 ngày sau khi ngưng thuốc (Phytotherapy Research Số 7-1993). Cơ chế hoạt động của Tribulus terrestris được giải thích như sau : do tác dụng ức chê'men glycolic acid oxydase, (GAO) men này giúp chuyển hoá glycolate thành glyoxylate.
Hoạt động của GAO đưa đến kết quả là có phản ứng oxy hóa glycolic acid thành glyoxylate (mt cht biến dưỡng độc), và sau cùng thành oxalate.
2- Tác dụng lợi tiểu :
Dịch trích bằng nước Terrestris chứa lượng Potassium khá cao, có thể tạo tác dụng lợi tiểu. Nghiên cứu tại Khoa niệu học, Bệnh viện The Royal London & Homerton , London (Anh) cho thấy dịch trích Terrestris tribulus bằng nước, ở liều uống 5g/kg có tác dụng lợi tiểu hơi mạnh hơn furosemide, nồng độ của các ions Na(+), K(+),Cl(-) trong nước tiểu cũng gia tăng. Tác dụng của Tribulus manh hơn là tác dung của Râu bắp . Ngoài ra Tribulus còn tạo ra co bóp ruột non nơi chuột bọ thử nghiệm (J Ethnopharmacology Sô' 85(Apr)-2003.
3- Tác dụng bảo vê Thận :
Sự hư hại nơi thận gây ra bởi gentamycin được giảm bớt khi cho dùng chung với Tribulus terrestris (Update Ayurveda 1994.
4- Hoạt tính kháng sinh :
Dịch trích từ Quả và Lá Tribulus terrestris có hoạt tính kháng Escherichia và Staphyloccus aureus (J of Research in Indian Medicine Sô' 9-1974).
5- Tác dụng kích thích tim:
Dung dịch tinh khiết hóa một phần của Tribulus có tác dụng kích thích cơ tim (cô lập) rất mạnh : có sự gia tăng lực co bóp cùng với tác dụng chronotropic âm. Saponins ly trích từ Tribulus tạo ra sự giản nở động mạch vành, giúp cại thiện sự tuần hoàn động mạch nơi nhửng bệnh nhân bị bệnh tim/ động mạch : Thử nghiệm trên 406 bệnh nhân bị angina pectoris tại Bệnh viện Jilin (Trung Hoa) cho dùng saponins trích từ Tribulus đưa đến kết quả thành công đến 82.3 % : EEG được cải thiện nơi 52.7 % (Pub Med PMID:2364467).
6- Tác dụng tăng khả năng sinh sản :
Các biglycosides loại furostanol cô lập từ dịch chiết bằng alcohol có tác dụng kích thích sự sản xuất tinh trùng và hoạt tính của tế bào Sertoli nơi chuôt.Terrestrioside-F làm tăng libido và đáp ứng tình dục nơi chuột đực đồng thời tạo tiềm năng rụng trứng, gia tăng khả năng thụ thai nơi chuột cái ( J Science Research and Plant Medicine in India Sô' 1-1980)
7- Tác dụng trên Chứng rối loạn cường dương :
Protodioscin được cho là có tác dụng cải thiện sự ham muốn tình dục, và gia tăng độ cường dương bằng cách chuyển biến protodioscin thành DHEA (dehydroepiandrosterone). Tuy nhiên , lượng protodioscin trong cây rất biến đổi, khó định được hàm lượng chính xác.(Journal of Andro logy (Sô' 23-2000).
Một nghiên cứu về tác dụng của Tribulus terrestris trên các tế bào xốp (corpus cavernosum) ở cơ quan sinh dục đã cô lập nơi thỏ, đồng thời xác định cơ chế hoạt tính của cây đã được thực hiện tại Đại học Y Khoa Singapore : Thỏ được cho uống mỗi ngày một lần dịch trích từ Tribulus, liên tục trong 8 tuần, theo những liều lượng khác nhau. Thỏ sau đó bị giết và mô tế bào bộ phận sinh dục được cô lập để lượng định sự đáp ứng với thuốc và với sự kích ứng bằng điện trường. Các đáp ứng thư giãn với acetylcholine, nitroglycerin và EFS được so sánh với các thông số kiểm soát : Sự mất hoạt tính trên đáp ứng co rút với noradrenaline và histamine cho thấy prodioscin có tác dụng thật sự trên khả năng cường dưdng do ở sự gia tang phóng thích nitric oxide từ tê' bào endothelium và tê' bào thần kinh nitrergic.(Ann Acad Med Singapore Sô'29 (Jan)-2000) .
Nghiên cứu kế tiếp, cũng tại ĐH Y Khoa Singapore (Life Science Số 71 tháng 8-2002) đã thử nghiệm Tribulus terrestris trên chuột, chia thành 2 nhóm : nhóm bình thường và nhóm bị thiến, cho dùng Tribulus, đối chứng với Testosterone ; các thông số nghiên cứu dựa trên các hành động tình
dục và áp lực trên các tế bào xốp nơi bộ phận sinh dục..như số lượt muốn giao-hoan, muốn nhẩy đực, thời gian xuất tinh ..Kết quả cho thấy nhóm dùng Tribulus có những gia tăng hoạt động tình dục rõ rệt, riêng nhóm chuột bị thiến có sự gia tăng trọng lượng cúa tuyến nhiếp hộ, và áp lực trên các tế bào xốp.
Những nghiên cứu khác tại ĐH Iowa State, thử nghiệm các sản phẩm phối hợp Tribulus terrestris với Androstenediol, Saw palmetto, Indol-3- Carbinol,Chrysin.. bán trên thị trường như DION, AND-HB.. cho thấy những kết quả như ..có sự gia tăng nông độ testosteron tự do nơi nhóm người trên 50 tuổi..đồng thi androstenedione kèm theo trong các sản phẩm không bị ngăn ngừa để chuyển biến thành estradiol và dihydrotesto sterone (J. Am Coll Nutr. Tháng 10-2001)
8- Tác dụng hạ đường trong máu :
Thử nghiệm tại ĐH East China Normal University, Thượng Hải dùng chuột bị tạo bệnh tiểu đường bằng alloxan, cho uống saponins trích từ Tribulus, so sánh với viên phenformin (đối chứng)..Kết quả ghi nhận saponins trong Tribulus làm giảm mức glucose trong máu rõ rệt với những tỷ lệ 26.25 % nơi chuột bình thường và 40.67 % nơi chuột bị tiểu đường. Mức triglycerides cũng giảm hạ được 23.35 %. Hoạt tính của SOD cũng gia tăng ( PubMed-PMID :12583337).
9- Hoạt tính trên tế bào ung thư :
Các saponins loại steroid của Tribulus đã được thử nghiệm về khả năng kháng sinh và giết tế bào ung thư ( Pharmazie July 2002). Các saponins steroid nhóm spirostanol có tác động rất mạnh trên các nấm Candida albicans và Cryptococcus neoformans, và trên các tế bo ung thư các loại melanoma SK-MEL, carcinoma miệng KB, carcinoma vú BT-549 và carcinoma buông trứng SK-OV-3..
Tribulus terrestris trong Dược học dân gian :
Tribulus terrestris được sử dụng tại Việt Nam, Ấn độ, Trung Hoa để trị một số bệnh trong dược học dân gian :
- Tại Ấn độ : Quả được dùng trong nhiều bệnh như giúp khai vị, chống sưng viêm, điều kinh, kiện vị, bổ, lợi tiểu, sinh sữa, tráng dương.. ngoài ra cũng còn dùng trong các bệnh về bàng quang giúp lợi tiểu, trị sạn, sưng gan phong thấp; trị bệnh ngoài da như psoriasis, cùi và ghẻ..
- Tại Việt Nam : Tribulus hay Gai chống được dùng trị đau đầu, đỏ mắt, chảy nhiều nước mắt, phong ngứa.. kinh nguyệt không đều, sữa không thông. Dùng quả chín sắc uống để trị kiết lỵ ra máu.
- Tại Trung Hoa : Hoa dùng để trị cùi, Đọt lá trị ghẻ ; Quả khô hay sắc để tr5i đầy hơi, sưng gan, đau mắt, bệnh thận. Hạt có tính trụy thai, trị sán lãi, ho, xuất huyết..
Tribulus terrestris trong Đông Y :
Đông Y cổ truyền sử dụng Tribulus hay Bạch tật lê (Bai-ji-li) từ lâu đời Cây đã được ghi chép trong 'Thần nông Bản thảo'. Dược liệu là quả thu hái khi chín vào mùa thu tại các vùng Hồ Nam, Hồ Bắc, Sơn đông, An huy.. ( Nhật dược gọi là byakushitsuri, Korea là paekchillyo ).
Vị thuốc được xem là có vị cay, đắng tính ấm ; tác dụng vào các kinh mạch thuộc Can và Phế.
Bạch tật lê có những tác dụng :
- Bình Can và ổn định Dương : giúp trị nhức đầu choáng váng, chóng mặt do ở Dương Can 'thăng' : trong trường hợp này được dùng chung với Cẩu đằng (gou-teng=Uncariae) và Ngưu tất (Niu-xi=Achyranthis Bidentatae).
- Phân tán Phong-Nhiệt và làm sáng mắt : giúp trị mắt sưng, đỏ, chảy nhiều nước mắt. Dùng chung với Cúc hoa (ju-hua = Chrysanthemi Morifolii) và Hạt muồng (Quyết minh tử=jue ming zi)
- Giúp lưu chuyền Khí tại Can : trị đau và cứng nơi sườn hay thiếu sữa do ở Can Khí bị tắc nghẽn . Dùng chung với Thanh bì (qing pi=Citri Reticulatae) và Hương phụ (Cò cú=xiang fu)..
- Tán Phong và trị ngứa ngoài da.. Dùng với Vỏ ve sầu (Thuyền xác= Chan-tui) và Rể Phòng phong (Fang feng) để trị ngứa..
Tài liệu sử dụng :
Ayurvedic Pharmacopoeia of India (Government of India 1989)
Chinese Herbal Medicine Materia Medica (Dan Bensky)
Major Herbs of Ayurveda (E. Williamson)
Từđiển Cây thuốc Việt Nam (Vò văn Chi)
Natural Medicines Comprehensive Database (Pharmacist's Letter) Medicinal Plants of China ( J. Duke & E. Ayensu)

Written by

We are Creative Blogger Theme Wavers which provides user friendly, effective and easy to use themes. Each support has free and providing HD support screen casting.

0 comments:

Post a Comment

 

© 2015 Dược Liệu Việt Nam. All rights resevered. Designed by Templateism

Back To Top