Thursday, July 19, 2018

Hẹ (Garlic chive) : ..thuộc gia đình Hành, nhưng có nhiều diem khác biệt..

9:32 PM


Tại Hoa Kỳ, Hẹ thường hay bị nhầm với Hành tăm, tuy là hai cây rất tương cận nhưng Hẹ, rất thông dụng tại Á đông, có nhiều dược tính đặc biệt hơn..


Hẹ hay Garlic chives, Oriental chives..có nguồn gốc tại vùng Đông Nam Á, và được trồng hu như khp Á châu và được dùng làm thuc tại Trung Hoa thàng ngàn năm. Tại Hoa K, hẹ được dùng phn ln làm cây cảnh tô điểm thêm màu sc cho các khu vườn..
Tên Chinese Chive cũng còn được dùng để gọi loại Hẹ cho hoa thom mùi hành, Chinese leek flower hay Allium odorum.
(Điểm khác biệt giữa hai loài là A. odorum trổ hoa, nở và tàn trong suất mùa hè - thu, không như A. tuberosum chtrhoa vào cui hè; ngoài ra lá A. odoratum khi ăn có vị dai hơn)
Tên khoa học và các tên thông thường :
- Allium tuberosum thuộc họ thực vật Alliaceae
- Các tên gọi : Garlic chive, Chinese chive (Anh Mỹ)
- Tại Trung Hoa : Cửu thái (Jiu cai), Phiến thái (Bian cai= cây rau phắng). Zhuang yang cao, qi yang cao, và chang sheng-jiu..
- Tại Nhật : Nira hay Nira chive.
- Tại các chthc-phm Hoa K: có đến 4 loại hẹ được bày bán
* Chinese hay Garlic chives : Gau choy lá xanh đậm rất thom mùi tỏi (loại này là Hẹ (VN), Nira (Nhật), Ku cai (Mã lai).
* Yellow chive hay Chive shoot : Gau wong : lá vàng-xanh, có thoãng mùi hành. Đây là loại hẹ trồng trong nhà mát, tránh ánh sáng mặt trời để lá không chuyển sang màu xanh.. còn gọi là blanched Chinese chives.
* Flowering chive : Gau choy fa , lá kết thành vòng, có nụ hoa nôi ngọn Cây hẹ để đến độ trương thành hoàn toàn, giluôn cả nụ hoa. Cọng hoi cng phn dưới. Còn có nhng tên Gau choy chow sin.
* Và còn có loại : Gau choy sum : Hẹ trưởng thành, chỉ giữ phần lá nôi tâm của cây.
Đặc tính thực vật :
Hẹ thuộc loại cây thân thảo, lưu niên, có thể mọc cao 20-50 cm, thân mọc đứng hình trụ. Lá ở gốc thân, hình dải, phắng-hẹp, có rãnh, dài 15-30 cm, rộng 1.5-7 mm. Hoa mọc thành tán, màu trắng, ở đầu một cán hoa dài 20-30 cm. Mỗi tán có đến 20-40 hoa có mo bao bọc. Bao hoa màu trắng, gồm nhiều phiến thuôn. Quả thuộc loại nang quả hình trái xoan ngược chia ra làm 3 mảnh, trong có cha 6 hạt nhmàu đen. Hẹ thích hp với đất pha cát, cần nhiều ánh nắng, có khả năng chịu hạn nhưng cũng phát triển mạnh nôi đất ẩm, cạnh hồ ,ao..
Tục ngAnh Mghi : 'Chives next to roses creates posies', do nhn xét là nhng cây thuc gia đình hành-ti cha nhiu sulfur nên dit được các loài nấm mọc phá hại lá hoa, nhất là hoa hồng, gây ra các đốm đen..
Hẹ cũng được lai tạo để có nhng chng đặc bit như; Chng 'Mauve' cho hoa tím nhạt.
            Thành phần dinh dưỡng và hóa học :
             - Thành phần dinh dưỡng :
Thành phần dinh dưỡng của Hẹ tương đối khá giống với Hành tăm

Calories
32 – 38
Chất đạm
20.7 – 33.8 %
Chất béo
3.4 – 7.5 %
Carbohydrate tổng cộng
53.8 – 66.7 %
Chất sơ
8.8 – 12.6%
Calcium
793 – 1,038mg
Phosphorus
2,874 mg
Beta – Carotene
40,000 micro g
Thiamine
0.92 – 1.25 mg
Riboflavin
0.75 – 1.49 mg
Niacin
5.75 – 6.25 mg
Vit C
400 – 644 mg



- Một số nghiên cứu về thành phần hóa học của Hẹ ghi nhận :
Trong Hạt có các saponins loại spirostanol : Tuberoside J, K và L.. các hợp chất nicotianoside C, beta-D-glucopyranoside, daucosterol, adenosine và thymidine; một hợp chất chuyển hóa loại Sphingosin : tuber-ceramide; các oligoglycosides loại pregnane và furostane
Toàn cây có chứa các chất dễ bốc hơi, trong đó khoảng 27 hợp chất có chứa sulfur các loại như sulfide, disulfides, trisulfides và tetrasul fides với các nhóm hoạt tính ethyl, butyl and pentyl..
Trong đọt non có những lectin loại kết nối với mannose..
Lá Hẹ chứa: tinh dầu dể bốc hơi gần tương tự như hành tăm.

Các nghiên cứu dược học về Hẹ :
- Nghiên cứu tại ĐH Y Khoa Hong Kong ghi nhận lectin A Tuberosum (ATL) ly trích từ hẹ là một protein chỉ có một dây (monomeric), có trọng lượng phân tử 13 kDa, sự sắp xếp các amino acid ở cuối dây N tương tự với lectin ly trích từ hành tây (Allium cepa). Lectin này kết nối với mannose, có tác dụng kết tụ hồng cầu đối với huyết cầu thỏ và có hoạt tính dit tế bào u-bướu ung thư lá lách chut và c chế được men transcriptase nghịch chuyển nơi siêu vi trùng HIV loại 1. (Journal of Protein Chemistry Sô' 20-2001).
- Nghiên cu tại Khoa Thc phm-Dinh dưỡng, ĐH Sunchon, Korea ghi nhận các hợp chất S-Methyl methanethiosulfinate và S-methyl 2 propene- 1-thiosulfinate, trích từ hẹ có khả năng diệt được E. coli O-157: H7 là vi khun gây hư hại thc phm (Bioscience Biotechnology Biochemistry Sô' 65-2001)
- Nghiên cứu tại Viện Dược liệu, Viện Khoa Học Trung Hoa, Shanghai ghi nhận Tuberosides, ly trích từ hạt Hẹ có tác dụng ức chế đáng kể sự tăng trưởng của tế bào ung thư loại leukemia dòng HL-60 nồng độ IC50 là 6.8 microg/ml (Journal of Asian Natural Products Research Sô'4-2002)
Vài phương thức sử dụng :
- Tại Trung Hoa : Hẹ được dùng  rất phổ biến để chữa bệnh trong dân gian
*  Mt mi, đổ mhôi đêm ; lao lc : Dùng hẹ chung vi tht ngao, chem chép. Nấu thành súp, thêm dầu đậu phọng và muối để tăng v. Có thể thêm ít rượu trắng trước khi ăn. Chia ra thành 2-3 lần trong ngày.
* Nuốt phải mảnh thủy tinh, mảnh sắt-thép vụn..: Dùng 250 gram hẹ, cắt thành từng khúc 30-50 cm. Đun đến chín..Nhai lá hẹ và nuốt.
* Có cảm giác tức, nghẽn nơi hoành cách mô : Nghiền lá hẹ lấy nước, uống từng hp nhỏ thật chậm, hay có thể pha 1 thìa caphê nước ép từ lá hẹ vào nửa cup sữa, đun                đến vừa sôi, nhấp             từng ngụm khi còn ấm.
* Trem brôm sy : Dùng 60 gram hẹ và 60 gram rượu trng (hay vodka). Thái vụn hẹ và đảo trên chảo nóng đến chín. Thêm rượu trng, trn đều. Dùng băng gạc thấm rượu/hẹ và thoa nơi rôm sẩy trong 10-15 phút. Thoa mi ngày mt ln trong 7 ngày liên tục..
* Côn trùng bò vào tai : lấy lá hẹ giã nát, vắt lấy nước, nhỏ vào tai ít giọt, côn trùng sẽ bò ra.
* Trị bất lực, Đau lưng mỏi gối, Bần tinh, HuỢt tinh :
- Nghin nát 10-15 gram hạt hẹ, thêm vào rượu trng theo tỷ l1 phn hạt trong 5 phn rượu. Ngâm trong 1 tun l. Ung mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 15 ml sau khi ăn.
- Lấy 250 gram lá hẹ và 50 gram nhân walnut, thêm ít dầu mè, đảo khô đến khi chín. Ăn mỗi ngày một lượt, và tiếp tục trong 1 tháng..
Hẹ trong Đông Y :
Đông Y hay Y học cổ truyền Trung Hoa đã sử dụng Hạt Hẹ làm thuốc từ hàng ngàn năm. Vị thuốc được gọi là cửu tử (Jiu zi) hay cửu thái tử (Nhật dược =Kampo gọi là kyùshi và Triều tiên là picha).
Những Danh Y trong Đông y cổ qua nhiều thời-đại đều ghi nhận tác dụng của Cửu tử:
* Sách 'Nht-Hoa Chư gia bn tho (Đời Tng) ghi rng Cu tcó tác dụng trị được 'Mng tinh'.
* Lý thi Trân ( Đời Minh) : Cu tbCan, trMạch môn trị được chứng đi tiểu nhiều, tiểu són..
* Cù Hy Ưng ( Đời Minh) : Cu tvào đượcKinh Quyết Âm Can và Kinh Thiếu Âm Thn nên trị được Mng tinh, tiu ra máu..
* Hoàng cung Tú (Đời Thanh) ghi trong Bản thảo cầu chân một số tác dụng trị Mộng tinh, Di tinh , Bạch trọc, Bạch đới của Cửu tử..
Cửu tử được cho là có vcay/ ngọt, tính m tác dụng vào các kinh mạch thuc Thn, Can. Cu tcó nhng khnăng 'ôn trung, trơ Vị khí, điều hòa Tạng-phủ, hạ nghịch Khí, cô' Thận Tinh , tán ứ Huyết'
* Cửu tử có tác dụng làm ấm Thn, bổ Dương, và kiên Tinh nên được dùng để trị các chứng bất lực, bần tinh, đi tiu nhiều lần; huyết trắng của phụ nữ, đau lưng, lỏng gối. Cửu tử thường được phối hp với Long cốt (Os Draconis=Lung gu) và Tổ bọ ngựa (Tang phiêu diêu =Sang piao xiao) để trị các chứng Suy Thn Dương gây ra bần tinh, huyết trắng, đái đêm nhiều lần..
* Cửu tử có thêm tác dụng làm ấm Vị, cầm được ói mửa, dùng trong các trường hp Hàn nơi Vị.
(Theo DS Bùi Kim Tùng : ''Hoa Hẹ có tác dụng làm ấm Thận cùng làm ấm Bào trung. Bào trung là biển của Kinh-Mạch..Lục Phủ, Ngũ Tạng đều thọ Khí nơi đây. Bào trung là nơi giao hội của tiên thiên Thận Khí và hậu thiên Vị Huyết. Các bộ phận tiền âm, hậu âm và cơ quan sinh dục đều thuộc Tạng Thận. Hoa Hẹ làm mạnh các cơ quan này, Khí-Huyết thông suốt nên các bệnh tật đều thuyên giảm..Các chứng tụ huyết, u xơ tử cung, u tuyến tiền liệt có thể do huyết ứ, khí trệ sinh ra. Hoa Hẹ đả thông huyết mạch ở vùng này..khiến mọi chứng đều thuyên giảm..''(Món ăn Bài thuốc Quyển 2)
Cũng theo DS Tùng thì Hoa Hẹ có thể giúp trị được hội chứng 'Chân bị nhức, tê như kiến bò trong xương..(Restless Leg Syndromes) do ở tác dụng đả thông Xung mạch..
Tài liu sdụng :
  Vegetables as Medicine (Chang Chao-liang)
  Chinese herbal Medicine Materia Medica (Bensky & Gamble)
  Medicinal Plants of China (J. Duke & Ed. Ayensu)
  The Oxford Companion to Food (Alain Davidson)
  Chinese Vegetables ( Kari Harrington)


Written by

We are Creative Blogger Theme Wavers which provides user friendly, effective and easy to use themes. Each support has free and providing HD support screen casting.

0 comments:

Post a Comment

 

© 2015 Dược Liệu Việt Nam. All rights resevered. Designed by Templateism

Back To Top