Người Việt miền Nam Việt Nam,
nhất là những người
sinh song trong vùng Châu thổ sông Cửu Long hoặc qua lại những bến phà Mỹ Thuận,
Cần Thơ..không thể nào quên nổi một trái cây thân yêu : đó là trái ổi..nhất là Ổi
xá lị, mùi thơm vị ngọt đặc biệt rất ít hột.. Với dân nhậu chỉ cần vài lát ổi
hay xoài chẫm với mắm ruô'c..là đủ đi bay vài xi đế..
Ổi cũng theo chân người Việt trên bước đường tha hương, nhưng Ổi tại Hoa Kỳ (tuy ổi có
nguồn gô'c tại Châu Mỹ) lại không hằn là những trái ổi ngày xưa..
Tên khoa học và các tên thông
thường :
- Tên khoa học :
Psidium guajava thuộc họ thực vật Myrtaceae
- Các tên thông thường : Guava (Anh-Mỹ); Goyave (Pháp) ; Guayabana (Mễ); Goiaba
(Brazil)
Tên Psidium do tiếng
Hy lạp psidion = quả lựu để mô tả quả có nhiều hạt nhỏ giống như quả cây lựu. Guajava phát xuất từ
tên gọi tại Haiti 'guaya vu' và tên Anh ngữ cũng từ đó mà ra.
Lịch sử và Đặc tính thực vật
:
ối được xem là có nguồn gốc tại Peru và Brazil (hiện vẫn
là nơi trồng nhiều
ối nhất thế giới), sau đó
trở thành cây thương mại quan trọng
tại Hawaii, Úc, Ấn độ, Mexico và các
nước Đông Nam Á. Tại Mỹ, ối được
trồng nhiều nhất
tại các Tiểu bang Florida và
California..
Ối đã được
thuần hóa tại Peru từ hàng ngàn năm trước (có thể từ năm 800 trước Tây Lịch). Các khai quật khảo
cố tại các cố mộ đã
tìm thấy hạt ối tồn
trữ chung với hạt đậu,
bắp và bầu bí. Tại vùng Amazon, ối được
chim và khỉ mang hạt đi khắp nơi, tạo những rừng ối, có những
bụi cao đến 20m (trong khi ối trồng,
chỉ ở mức 10 m cao)
Người Âu châu
biết đến ối khi họ đặt chân đến Haiti và dùng ngay tên gọi của dân Haiti để chỉ
trái cây ngon ngọt này. Càc thủy thủ Tây ban Nha và Bồ đào Nha đả đem cây khi
khắp nơi..Ối có lẽ chỉ đến Hawaii
vào đầu thế kỷ 18 và sau đó đến các hải đảo
trong Thái Bình Dương..
Có khoảng 100 loài
psidium, mọc thành bụi hay tiểu mộc. Loài được trồng rộng rải nhất là P. guajava. Ngoài ra loài P. guineense (ối
Brazil) được cho lai tạo với P.
guajava để cho loài Ối có khả năng
chịu đựng thời tiết lạnh, cho trái
tuy nhỏ nhưng lại nhiều hơn.Một số loài đáng chú ý như
P.littorale var.littorale (yellow
strawberry guava) cho trái tương đói lớn, ngọ, vàng ; loài P.littorale var.
longipes (red strawberry guava) cho trái màu đỏ tím, có vị dâu tây..
Psidium guajava
(guava, yellow guava, apple guava) thuộc loại cây trung bình cao 510m. Thân có
vỏ nhẵn, mỏng,
khi già bong từng mảng, màu nâu đỏ.
Cành khi non hình vuông có nhiểu lông mềm, khi già hình trụ và nhẵn. Lá mọc đối,
hình trái xoan hay thuôn, dài chừng
15 cm rộng 3-6 cm, phía gốc có thể tù
hay hơi tròn, gân lá nối rõ ở
mặt
dưới và phủ một lớp
lông mịn. Cuống lá ngắn chừng 3-5
mm. Hoa mầu trắng, đường kính chừng 2.5 cm, có nhiều nhị, có thể mọc đơn độc hay tụ 2-3 hoa thành cụm ở nách lá. Hoa nở vào đầu mùa hè. Quả mọng, hình cầu hay dạng quả lê, dài đến 10 cm, chứa
rất nhiều hạt nhỏ. Đài hoa còn tồn tại trên quả. Cây bắt đầu cho quả sau 2 năm
tuổi.
Một số
chủng
được trồng tại Hoa Kỳ như :
- 'Beaumont' : gốc từ Oahu (Hawaii) quả tròn, to, thịt màu hồng nhạt, vị hơi chua.
- ' Red Indian', gốc
từ Florida-1945 : quả vàng nhạt, rất thơm, thịt hồng nhạt khá ngọt.
Một số
chủng
khác, được đưa từ các
nước nhiệt đới
vào Hoa Kỳ như :
- Hong Kong Pink':
Trái cỡ trung bình, thịt màu hồng nhạt.
- Indonesian
Seedless' Trái to, nhiều nước, thịt
trắng, chắc khá ngon, ít hột, có lẽ là ối xá lị tại
Việt Nam.
Psidium littorale
var. longipes = P. cattleianum (purple strawberry guava, mọc cao chừng 7m, thân cò vỏ mịn và láng; Lá tròn. Hoa trắng mọc đơn độc. Quả nhỏ chừng 2.5- 4 cm, lúc non màu đỏ nhạt sau đó chuyển dần
sang đỏ-tím và đen khi chín hẳn, có
mùi rất thơm, thịt trắng,
vị vừa chua vừa ngọt như dâu tây. Loài lai tạo 'lucidum' cho trái màu
vàng.
Ngoài những giống ối trồng
lấy quả ăn, làm mứt
hay nước giải khát còn có những giống
đặc biệt trồng làm cây cảnh như
ối tàu hay ối lùn Psidium pumila, cũng có nguồn gốc từ Trung Mỹ,
thuộc loại tiểu mộc, cao 2-4 m nhưng thường làm cho nhỏ
lại để trồng trong chậu cảnh. Thân mềm, dễ uốn, vỏ thân
mỏng, bong từng mảng. Cành phân nhánh dài, mảnh. Lá nhỏ, thuôn
dài màu xanh bóng, mềm; mép lá nhăn nheo như gỢn sóng; gân lá nối rõ. Cuống lá tuy ngắn nhưng làm lá rủ. Hoa nhỏ màu trắng, mọc đơn độc ở
nách lá, có 5 cánh tràng mềm và dễ rụng, rất nhiều nhị. Quả hình cầu, hiếm gặp.
Thành phần dinh dưỡng của
quả :
100 gram phần ăn được chứa :
- Calories
|
36-50
|
- Chất đạm
|
0.9-1.0 g
|
- Chất béo
|
0.1-0.5 g
|
- Chất sơ
|
2.8-5.5 g
|
- Calcium
|
9.1- 17 mg
|
- Sắt
|
0.30-0.70 mg
|
- Magnesium
|
10-25 mg
|
- Phosphorus
|
17.8 -30 mg
|
- Potassium
|
284 mg
|
-Sodium
|
3 mg
|
-Kẽm
|
0.230 mg
|
-Đồng
|
0.103 mg
|
-Manganese
|
0.144 mg
|
-Beta Carotene (A)
|
200-792 IU
|
-Thiamine (B1)
|
0.046 mg
|
-Riboflavine (B2)
|
0.03-0.04 mg
|
-Niacin
|
0.6-1.068 mg
|
-Pantothenic acid
|
0.150 mg
|
-Pyridoxine
|
0.143 mg
|
-Ascorbic acid (C)
|
100-500 mg
|
Quả Ối được xem như một trái cây bố dưỡng, nguồn cung cấp các vitamin A và C (tùy giống 100 gram có thể cho đến 1 gram Vitamin C), đa số vitamin tập trung trong phần thịt sát với lớp
vỏ mỏng bên ngoài quả. ối được dùng
ăn sống hay chế tạo thành bánh nhão (custard), kem và nước giải khát, thạch jelly. Tại vùng
Châu Mỹ Latin có món tráng miệng thông dụng Cascos de guayaba làm bằng trái ối,
bố đôi, bỏ ruột, nấu chín trộn chung
với cream cheese.
Thành phần hóa học :
Tùy bộ phận, thành
phần hóa học có thể thay đỗi :
1- Lá chứa:
- Tanins (7-10%) gồm
gallotannins, ellagic acid và các chất chuyển hóa, các tannins có thể thủy giải
được.
- Tinh dầu (0.31%) trong đó có aromadendrene,
beta-bisabolene, caryophyllene, nerolidiol, selinene, dl limonene, các alcohol
thơm..
- Các acid hữu cơ như mastinic acid, oleanolic acid,
oxalic acid, guaija volic acid, guajanoic acid, crategolic acid, psidiolic
acid..ursolic acid
- Sterols như beta-sitosterol..
- Flavonoids như Quercetin ( trong lá non và búp có khoảng 7-10% tanins loại pyrogallic và 3% nhựa).
2- Hoa chứa ellagic acid, guaijaverin,
leucocyanidin, oleic acid, quercetin
3- Quả (ngoài thành phần dinh dưỡng, còn có)
- Các đường hữu
cơ (7%) như Fructose, glucose, galactose, sucrose..
- Các tinh dầu tạo
mùi thơm thuộc các nhóm aldehyd và alcohol như ethyl acetate, butyrate, humulene,
myrcene, pinene..cinnamic acid
- Các acid hữu cơ
- Các sắc tố loại
chlorophyll, anthocyanidin
- Pectins, pectin
methylesterase
4- Rễ và Vỏ thân có arjunolic acid, gallic acid, leucocyanidin,
quercetin..
Các nghiên cứu khoa học và dược học :
Đa số các nghiên
cứu khoa học và dược học được
thực hiện tại các Viện khảo cứu, các Đại học tại Nam Mỹ. Tại Á Châu, Thái Lan là quốc gia chú trọng nhiều nhất
về dược tính của Ối.
- Tác dung tri tiêu chav:
Tác dụng trị tiêu chấy của lá ổi đã được công nhận trong nhiều nghiên cứu lâm sàng, dược học. Lá Ối được
chính thức ghi trong Dược điển Hòa Lan, dùng làm thuốc trị tiêu
chảy :
Trong một nghiên cứu
lâm sàng về tác dụng trị tiêu chảy nơi 62 trẻ em bị tiêu chảy, sưng ruột do siêu
vi (rotaviral enteritis), thời gian lành bệnh ghi nhận là 3 ngày (87.1%), rút
ngắn tương đói rỏ rệt so với nhóm đói chứng (Zhongguo Zhong Xi Jie He Za Zhi Số
20-2000).
Nghiên cứu khác tại
ĐH Universade Feral do Rio de Janeiro (Ba Tây) ghi nhận liều nước chiết từ lá Ối
8 microgram/ml có hoãt tính chống lại simian rotavirus gây tiêu chấy (82.2%)
(Journal of Ethnopharmacology Số 99-2005)
Một nghiên cứu , mù
đôi , thực hiện tại Thái Lan , dùng bột lá ối so sánh với tetracycline để trị
122 người tiêu chảy (64 nam, 58 nữ) tuổi 16-55. Liều dùng cho bột lá ối và
tetracycline là 500 mg, mỗi 6 giờ trong 3 ngày. Kết quả tương
đương cho cả 2 nhóm dùng bột lá ối và tetracycline (Thử nghiệm T-test có kết quả
tương đương) (Thai Medicinal Plants trang 206)
Trên PubMed có liệt kê khá nhiều nghiên cứu về
tác dụng trị tiêu chấy của lá ối..
- Tác dung
tri bênh đường ruôt :
Ối còn có một số đặc tính dược học giúp bố xung
cho tác dụng trị tiêu chấy. Các flavonoids loại quercetin trong lá có hoạt tính
trên sự bài tiết acetylcholine trong ruột (theo kiểu morphine), kích thích cơ
trơn ruột. Hoạt tính này do ở tác động của quercetin ngăn chặn càc ions Calcium
và ức chế các enzyme liên hệ đến sự tống hợp prostaglandins.. giúp giảm những
cơn đau bụng do cơ trơn của ruột co thắt. Ngoài ra lá ối còn tác động vào sự
tái-hấp thu nước nơi ruột. Các lectins trong lá ối có thể gắn vào E. coli (vi
khuẩn thường gây ra tiêu chấy), ngăn chặn vi khuẩn hấp thu vào vách trong của
ruột và do đó ngăn ngừa được sự nhiêm trùng ruột.
- Tác dung kháng
sinh, kháng siêu vi và diệt nấm gây bênh :
Hoạt tính kháng vi trùng của lá ối được liệt kê
trong Fitoterapia Số 73-2002.
■ Các trìch tinh từ lá và vỏ thân có tác dụng
sát trùng (in vitro) trên các vi khuẩn như Staphylococcus, Shigella,
Salmonella, Bacillus, E.coli, Clostridium và Pseudomonas..
■ Dịch chiết từ lá bằng nước muối 1:40 có tác dụng
diệt trùng trên Staphylococcus aureus .
■ Nước ép tươi từ lá ở nồng độ 66% có hoạt tính
diệt siêu vi Tobacco mosaic.
■ Nước trích từ lá ngăn chặn được sự tăng trưởng
của các nấm Trichophyton rubrum, T.mentagrophytes và Microsporum gypseum..
Một nghiên cứu tại University of Petra, Amman
(Jordanie) ghi nhận tác dụng ngăn chặn sự phát triển các mụn trứng cá gây ra bởi
các vi khuẩn loại Propionibacterium acnes. Hoạt tính được so sánh với dầu tràm
(tea tree oil), doxycycline và clindamycin..và dùng phương pháp đo vùng ức chế
bằng dĩa tẩm hoạt chất (disk diffusion method). Vùng ức chế của dĩch chiết lá Ối
được xác định là 15.8-17.6 mm (kháng P. acnes) và 11.3-15.7 mm (kháng S. aureus)..
Tuy không bằng các thuốc trụ sinh doxycycline và clindamycin nhưng có thể hữu dụng
trong các trường hợp bị mụn trứng cá và không dùng được kháng sinh (American
Journal of Chinese Medicine Số 33-2005)
- Tác dung trên
Hê Tim Mach :
Nghiên cứu tại
ĐH Universidade Federal de Sergipe, Sao Cristovao (Ba Tây) ghi nhận dịch chiết
từ lá Ối có nhiều hoạt tính trên hệ
Tim mạch và có thể hữu dụng để trị các trường hợp Tim loạn nhịp
(Brazilian Journal of Medecìne & Biological Reseach Số 36-2003). Lá ối có
tác dụng 'kháng oxyhóa có lợi cho tim, bảo vệ tim, và cải thiện các chức năng của
tim. Trong 2 thử nghiệm, không chọn trước đối tượng, tại Viện Nghiên cứu Tim Mạch,
ghi nhận việc dùng mỗi ngày 450 gram ối tươi trong 12 tuần liên tục, giúp hạ
huyết áp trung bình là 8 điểm. giảm được mức độ cholesterol 9%, giảm
triglycerides được 8% và tăng HDL được 8%. Hoạt tính được cho là do ối chứa nhiều
potassium và nhiều chất sơ có thể tan được (tuy nhiên số lượng ối cần ăn hằng
ngày lên tới 450-900 gram và cần ăn liên tục..nên khó có thể theo đuối việc trị
liệu !)
- Tác dung Ha đường
trong máu :
Nghiên cứu tại Korea Research Institute of
Bioscience and Biotechno logy, Daejeon (Nam Triều Tiên) ghi nhận hoạt tính ức chế men
protein tyrosine phosphatase 1B (PTP1B) của dịch chiết lá Ối.
Hoạt tính này cho thấy nước lá ối
có tác dụng trị tiểu đường
loại 2 (khi thử trên chuột loại
Lepr(db), liều 10 mg/kg gây hạ
glucose trong máu khá rõ rẹt) (Journal of Ethnopharmaròlogy Số 96-2005).
Trong một nghiên cứu tại Taiwan trên chuột, nước
ép từ quả tươi
chích qua màng phúc toan với liều 1.0g/kg giúp làm hạ đường trong máu tạo ra bởi alloxan. Hoạt tính hạ đường này không kéo dài và yếu hơn
chlorpropamide , metformin rất nhiều nhưng
ăn ối tươi cũng có thễ hữu ích cho người tiễu
đường (American Journal of Chinese
Medicine Số 11-1983)
Nghiên cứu tại ĐH
Putra, Malaysia trên chuột về tác dụng
làm hạ glucose trong máu của quả Ối : 40 chuột đực được chia thành 4 nhóm trong đó có các nhóm : đối chứng không bệnh, đối chứng
bị gây tiểu đường, nhóm dùng nước ối
và nhóm trị bằng glibenclamide. Thử nghiệm kéo dài trong 5 tuần. 3 nhóm chuột bị gây tiểu đường bằng streptozotocin. Trong thời gian thử nghiệm, các nhóm đối
chứng chỉ được cho ăn bình thường; nhóm bệnh tiểu đường dùng Ối được cho ăn thêm mỗi ngày 0.517 g ối, nhóm tiểu đương dùng
glibenclamide 5mg/ kg mỗi ngày. Kết quả cho thấy có sự giảm hạ nồng độ glucose trong máu nơi chuột dùng ối
từ các tuần 3 (12.3%), tuần 4 (24.79%) và tuần 5 (7.9%) so với nhóm đối
chứng. So sánh với nhóm dùng thuốc
glibenclamide, tác động trung bình tương đói
khác biệt ở tuần 4 (p=0.029), nồng độ glucose
trong máu thay đối 25.88 %
Các tác giả kết luận
: ối tươi , chứa lượng cao các chất sơ (hòa tan và không hòa tan) có thể giúp hạ tiểu đường một cách an toàn..(Asia Pacific Journal of
Clinical Nutrition Số 13 (Suppl)-2004)
Các phương thức sử dụng trong dân gian :
Các thành phần của
cây ối như lá, rễ, vỏ
thân được sử dụng khá phố biến làm
thuốc tại nhiều nơi trên thế giới, kể cả Việt Nam.
- Tại Việt Nam : Theo Y học dân gian, ối có vị chát, hơi ngọt,
tính bình. Các phần dùng làm thuốc gồm lá, vỏ thân , thu hái và phơi nắng
cho khô, cất giữ để dùng khi cần.Thường dùng 15-30 gram lá dưới dạng thuốc sắc. ối có tác dụng thu liem (làm săn da), cầm tiêu chảy, chống sưng tấy và cầm máu; ối được dùng để trị các chứng đau bụng, tiêu
chảy do tiêu hóa yếu, sưng ruột, kiết
lỵ do nhiễm trùng (có thể dùng lá đã phơi
khô, tán thành bột hay sắc lá tươi lấy nước
uống). ối còn được dùng trị chấn thương, ngứa ngoài da (giã nhuyễn lá tươi, đắp
lên vết thương). Một phương thức trị zona( giòi ăn) là lấy 100 g lá búp
non, trộn với 10 g phèn chua, 1 g muối, giả nát chung, thêem nước vừa đủ thành
khối nhão, thoa ngoài.
- Tại Ấn độ : Theo
Y học Ayurvedic, ối hay Amrud, (tiếng Phạn= Mansala) : Vỏ cành dùng trị tiêu chảy,
đau bụng, đau bao tử; Lá để trị ho và lở trong miệng. Quả, sau khi bỏ hột, có
tác dụng nhuạn trường.
- Tại Trung Hoa : Y học cố truyền
không xem ối là vị thuốc,
nhưng tùy địa phương,
việc dùng ối trị bệnh cũng
khá phố biến. ối được gọi là Phan thạch lựu.(Fan Shi liu) hay Phan dao(Fan-tao) (Phan= từ ngoại quốc
đến)
* Lá Ối được xem là có tính bình, vị ngọt;
dùng để ngừa kiết lỵ, trị tiêu chảy
bằng cách đun 50 g lá tươi trong 250 ml nước đến sôi, uống trong ngày chia làm nhiều lần.
Khi bị thương, nhai vài lá ối tươi, đắp để cầm máu.Để tri
tiểu
đường : xay 90 g ối tươi
bằng blender, lấy nước
cốt, uống ngày 3 lần trước bữa ăn.
Để tri
Trĩ:
Đun 500 g trái tươi với
1 lít nước, đến khi cô đặc, thoa và rửa búi trĩ
mỗi ngày 2-3 lần. Có thể dùng phương thức này để trị
ngứa
ngoài da.
- Tại Thái Lan : ối hay Farang, Chumpo
cũng được dùng để trị tiêu
chảy (Búp lá non được sao đến vào, rồi sắc lấy nước uống, Quả non cắt thành lát, nấu lấy
nước uống). Ngoài ra lá được dùng để che bớt mùi rượu, trị sưng lợi,
vết thương lâu lành..
- Tại các quốc gia Trung và Nam
Mỹ như Brazil, Peru, Cuba.. Thố dân
đạ dùng nước sắc từ lá hay vỏ thân để
trị tiêu chảy, xúc miệng trị đau cố họng và điều hòa kinh nguyệt. Lá tươi dùng nhai khi chảy máu nơi chân răng, hơi thở khó chịu. Lá còn dùng nấu
lấy nước giúp vệ sinh phụ khoa, trị huyết trắng và giúp
làm săn chắc vách bộ phận sinh dục sau khi sanh nở. Hoa nghiền nát, đắp trị đau
mắt, chói nắng..
Ghi chú :
Tại các Chợ Thực phẩm Hoa Kỳ có bán những trái
cây, cũng gọi là Guava, hình dạng rất giống với ối, cũng lớn cỡ 2.5-7.5 cm đường kính, còn gọi là Pineapple guava hay Feijoas.
Trái này không liên hệ đến nhóm ối,
tuy cùng gia đình thực vật
Myrtaceae.
Cây Feijoa, tên khoa
học Feijoa
sellowiana cho quả, khác với ối ở
chỗ thịt nhão như thạch (xu-xoa), không cứng chắc
nên phải ăn bằng
cách xúc bằng muống. Feijoa cũng phát xuất từ Nam Mỹ và
đặc biệt là cũng
như Kiwi, phát triển tốt
nhất tại Tân Tây Lan. Feijoa được trồng
nhiều tại California và tuy chứa nhiều
Vitamin C, Feijoa không có các tính chất
trị liệu như Ối.
Tài liêu sử dụng :
■ The Oxford Companion to Food (Alan Davidson)
■ Fruits as Medioine (Dai Yin-Fang & Liu
Cheng-jun)
■ Uncommon Fruits & Vegetables (Elizabeth
Schneider)
■ Encyclopedia of Herbs (Deni Brown)
■ Thuốc Nam Trên Đất Mỹ (Tập 2)
■ Từ điển Cây Thuốc Việt Nam (Vo văn Chi)
■ Thai Medicinal Plants (Farnsworth &
Bunyapraphatsara)
■ Tropical Plant Database (Rain-Tree Nutrition Co)
0 comments:
Post a Comment