Mimosa hay hoa Trinh nữ (trong thơ của Huy cận và nhạc của Trần Thiện Thanh) còn được gọi là cây Mắc cỡ hay Xấu hổ, có nguôn gốc từ Mỹ châu nhiệt đới, lan truyền đến nhiều nơi tại Á châu và Phi châu nhiệt đới. Cây mọc hoang dại tại Việt Nam, nơi ven đường, bụi cỏ..
Tên Mimosa có thể
gây nhầm lẫn
với cây Keo
tròn (Acacia
podalyriaefolia), thường gặp tại Nam Việt Nam
nhất là Đà lạt, là một cây loại tiểu mộc, hoa màu vàng tươi
(trong thơ của
Nhất Tuấn)..
Tên
khoa học và các tên thường gặp :
■ Mimosa pudica thuộc họ thực vật Fabiaceae
■ Tên thường gặp : Shameplant, Touch-me-not, Hàm tu thảo
(Trung Hoa), Sensitive (Pháp) Sensi tiva(Tây ban Nha), Adormidera; Feuilles
Honte, Honte (Pháp) ; Memalu (Modesty), Puteri malu (Modest Prince) ;
Sinnpflanze
Đặc
tính thực vật :
Mimosa pudica thuộc loại thảo
nhỏ, thân phân nhánh nhiều, có gai hình móc. Lá kép hình lông chim chẵn, hai lần
nhưng cuống phụ xếp lại như hình chân vịt, khi khẽ đụng vào sẽ cụp lại. Mỗi lá
mang 15-20 đôi lá chét. Hoa màu tím đỏ, nhỏ, mọc tập họp thành hình đầu, có cuống
chung dài ở nách lá. Quả mọc thành cụm hình ngôi sao. Quả có chỗ thắt lại giữa
các hạt và có nhiều lông cứng.
Lá mắc cỡ có một đặc tính kỳ
diệu là khép lại rất nhanh và sau đó cụp cả cành xuống khi bị đụng đến. Đặc
tính này đã được các nhà nghiên cứu Nhật giải thích là do ở tác động của một họp
chất protein loại gelsolin/fragmin trên sườn actin của cây, hoạt tính này tùy
thuộc vào Ca(2+) (Journal of Biochemistry (Tokyo) Số 130-2001).
Thành
phần hóa học :
Lá Mimosa pudica chứa
- Alkaloid : Mimosine (hoạt chất chính) ,
norepinephrine, crocetin, crocetin- dimethyl ether. Mimoside (glucoside)
- Acid béo như Linoleic, linolenic, oleic,
palmitic, stearic acid..
- Sterol thực vật : Sitosterol..
- Đường hữu cơ : D-xylose, D-glucuronic-acid.
- Acsorbic acid
- Flavonoids, Chất nhày (mucilage)
- Khoáng chất : đặc biệt nhất
là selenium
Dược tính và cách sử dụng :
Mimosa hầu như không được sử
dụng trong Y-dược Tây Phương, nhưng được dùng tại Nhật, Ấn độ và Trung Hoa..Tại
Việt Nam, cây cũng là dược liệu trong những bài thuốc Nam khá đặc biệt..
Tại Trung Hoa : Rể phơi khô được
gọi là Hàm Tu thảo hay Han-shou- cao được dùng để trị bệnh
thần kinh, và có đặc tính an thần. Liều thường dùng là 5-7 g dưới dạng thuốc sắc. Phụ nữ có thai không nên dùng.
Cây cũng dùng để trị vết thương do chấn
thương và để cầm
máu. (Kee Chang Huang- The Pharmacology of Chinese Herbs).
Theo
Đông Y cổ truyền, Hàm tu thảo có vị ngọt, tính hàn nhẹ, hơi độc có tác dụng an thần, dịu
đau, chỉ khái (trị ho), long đờm, lợi tiểu.
Tại Việt Nam : Cây thường được dùng để trị suy
nhược thần kinh, mất ngủ, sưng phế quản, sưng gan, sưng ruột non, phong thấp, tê bại. Rễ được dùng trị sốt rét, kinh nguyệt hiếm..
- Để
trị suy nhược thần kinh, mất ngủ : có thể
dùng riêng mắc cỡ (15 g) hay phối hợp
với Cúc bạc đầu, Chua me đất (mỗi thứ 15 gram), sắc uống buổi tối khi đi ngủ.
- Để trị đau
thắt ngang lưng, nhức
mỏi gân cốt : Rễ mắc cỡ rang
xong tẩm rượu, sao vàng sắc uồng
(15-20 gram) hoẵc phối hợp
với Cúc tần ô, Rễ đinh lăng, Cam thảo dây..
Tại Ấn độ : Mắc cỡ hay chhuimui, lajwanti (Phạn ngữ :
lajjo) . Rễ dùng trị kiết lỵ, nóng sốt, đau buốt khi đi tiểu, sưng
đau nướu răng. Lá để trị vết thương sưng
tấy, bị gai đâm, phù chân..
Các nghiên cứu Dược học về mimosa :
Hoạt tính chống nọc rắn độc:
Khả
năng trung hòa nọc rắn độc của
mimosa được nghiên cứu khá sâu rộng tại Ấn độ. Nghiên cứu tại ĐH Tezpur (Ấn độ) năm
2001 ghi nhận các dịch chiết từ rễ
khô mimosa pudica có khả năng ức chế các
độc tính tác hại của nọc rắn
hổ mang Naja kaouthia. Sự ức chế bao
gồm các độc hại gây ra cho bắp thịt, cho các enzy mes. Dịch chiết
bằng nước có tác dụng mạnh hơn dịch chiết
bằng alcohol (Journal of Ethnopharmacology Số 752001). Nghiên cứu bổ túc
tại ĐH Mysore, Manasa gangotry (Ấn độ)
chứng minh được dịch
chiết từ rễ cây
mắc cỡ ức chế được
sự hoạt động của
các men hyaluronidase và protease có trong nọc các rắn độc
loại Naja naja, Vipera russelii và Echis carinatus (Fitoterapia Số 75-2004).
Hoạt tính chống co giật :
Nghiên
cứu tại Departement des Sciences Biologiques, Faculté des Sciences, Université
de Ngaoundere (Cameroon) ghi nhận dịch chiết từ lá cây mắc cỡ khi chích qua
màng phúc toan (IP) của chuột ở liều 1000 đến 4000 mg/ kg trọng lượng cơ thể bảo vệ được chuột chống lại sự co giật gây ra bởi
pentylentetrazol và strychnin tuy nhiên dịch này lại không có ảnh hưởng đến co giật
gây ra bởi picrotoxin, và có thêm tác dụng đối kháng với các
phản ứng về tâm thần gây ra bởi N-methyl-D-as partate (Fitoterapia Số 75-2004).
Hoạt tính chống trầm cảm
(antidepressant)
Nghiên cứu tại ĐH Veracruz
(Mexico) ghi nhận nước chiết từ lá khô mimosa pudica có tác dụng chống trầm cảm
khi thử trên chuột. Thử nghiệm cũng dùng clomipramine, desipramine để so sánh
và đối chứng với placebo (nước muối 0.9 %). Liều sử dụng cũng được thay đổi
(dùng 4 lượng khác nhau từ 2mg, 4mg, 6mg đến 8 mg/kg). Chuột được thử bằng test
buộc phài bơi.. Hoạt tính chống âu lo được so sánh với diazepam, thử bằng test
cho chuột chạy qua các đường đi phức tãp (maze). Kết quả ghi được :
clomipramine (1.3 mg/kg, chích IP), desipramine (2.14mg/kg IP) và Mắc cở
(6.0mg/kg và 8.0 mg/kg IP) làm giảm phản ứng bất động trong test bắt chuột phải
bơi..M. pudica không tác dụng trên test về maze. Các nhà nghiên cứu cho rằng hoạt
tính của Mắc cỡ có cơ chế tương tự như nhóm trị trầm cảm loại tricyclic
(Phytomedicine Số 6-1999).
Tác dụng trên chu kỳ rụng trứng
:
Nghiên cứu tại ĐH Annamalai,
Tamilnadu (Ấn độ): Bột rễ mimosa pudica (150 mg/ kg trọng lượng cơ thể) khi cho
uống qua đường bao tử, làm thay đổi chu kỳ oestrous nơi chuột cái Rattus
norvegicus. Các tế bào loại có hạch (nucleated và cornified) đều không xuất hiện.
Chất nhày chỉ có các leukocytes.. đồng thời số lượng trứng bình thường cũng giảm
đi rất nhiều, trong khi đó số lượng trứng bị suy thoái lại gia tăng.
(Phytotherapia Research So 16-2002).
Hoạt tính làm hạ đường trong
máu :
Dịch chiết từ lá mắc cỡ bằng
ethanol, cho chuột uống, liều 250 mg/ kg cho thấy có tác dụng làm hạ đường
trong máu khá rõ rệt (Fitoterapia Số 73-2002).
Tài liệu
sử dụng :
■ Medicinal Plants of India ( S.K Jain)
■ Từ điển Cây thuốc Việt Nam
(Võ văn Chi)
■ Handbook of Medicinal Herbs (J. Duke)
■ The Pharmacology of Chinese Herbs (Kee
Chang Huang)
0 comments:
Post a Comment