Saturday, October 8, 2016
BA KÍCH (Rễ)
2:32 AM
By:
Unknown
On: 2:32 AM
In: bụng dưới đau lạnh; phong thấp tê đau, Di tinh, gân xương mềm yếu, kinh nguyệt không đều, Liệt dương, phụ nữ khó mang thai, tử cung lạnh
No comments
Tên khoa học: Radix Morindae officinalis
Tên khác : Dây ruột gà
Là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Ba kích (Morinda officinalis How), họ Cà phê (Rubiaceae).
1. Mô tả
Rễ hình trụ tròn hay hơi dẹt, cong queo, dài 3 cm trở lên, đường kính 0,3 cm trở lên. Mặt ngoài màu nâu xám hoặc nâu nhạt, có nhiều vân dọc và ngang. Nhiều chỗ nứt ngang sâu tới lõi gỗ. Mặt cắt có phần thịt dày màu tím xám hoặc màu hồng nhạt, giữa là lõi gỗ nhỏ màu vàng nâu, vị hơi ngọt và hơi chát. Có thể đào lấy rễ quanh năm. Rễ được rửa sạch đất cát, loại bỏ rễ con, phơi khô tới khi không dính tay, đập nhẹ cho bẹp, phơi đến khô hoặc sấy nhẹ đến khô.
2. Bào chế
Ba kích nhục: Lấy Ba kích sạch đồ kỹ hoặc luộc qua, khi còn đang nóng rút bỏ lõi gỗ, cắt đoạn, phơi khô.
Diêm ba kích nhục: Lấy Ba kích sạch trộn với nước muối ăn cho đều, đồ kỹ, rút lõi gỗ, cắt đoạn phơi khô. Cứ 100 kg Ba kích dùng 2 kg muối và lượng nước vừa đủ hòa tan, lọc trong.
Chích ba kích: Lấy Cam thảo giã dập, sắc lấy nước, bỏ bã; Cho Ba kích sạch vào, đun đến khi mềm xốp có thể rút lõi gỗ, lấy ra rút lõi khi còn nóng, cắt đoạn, phơi khô. Cứ 100 kg Ba kích dùng 6 kg Cam thảo.
3. Tính vị, quy kinh
Cam, tân, vi ôn. Vào kinh thận.
4. Công năng, chủ trị
Ba kích bổ thận dương, mạnh gân xương.
Chủ trị: Liệt dương, di tinh, tử cung lạnh, phụ nữ khó mang thai, kinh nguyệt không đều, bụng dưới đau lạnh; phong thấp tê đau, gân xương mềm yếu.
5.Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 3 - 9 g. Dạng thuốc sắc.
6.Kiêng kỵ
Âm hư hỏa vượng, táo bón không nên dùng.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment